Khi đoàn xe bắt đầu khởi hành lại, số lượng người lại tăng thêm ba trăm lẻ hai người.
Tào Bằng cũng không làm chuyện khác người, trực tiếp điều thẳng Tào Chương Ngưu Cương vào trong hàng ngũ của Trương Cáp, vào lúc rạng sáng diễn ra một tiết mục tranh nhau vượt sông, Trương Cáp là chủ phòng ngự, Tào Chương và Ngưu Cương hỗ trợ, mà Bàng Đức thì phải bảo vệ đòan xe an toàn vượt qua Niết Thủy. Điều này chẳng nghi ngờ gì nó đã tăng thêm độ khó cho Bàng Đức, đồng thời đối với Bạch Đà binh mà nói, cũng là một khảo nghiệm ác liệt.
Trương Cáp lấy binh quân làm chủ, trong các trận diễn tập trước đó, sức cơ động rõ ràng là không đủ.
Nhưng sau khi tăng thêm ba trăm kỵ quân cho Tào Chương, thực lực lập tức được nâng lên…cuộc diễn tập kéo dài từ rạng sáng đến giữa trưa, đến cuối cùng lại kết thúc với sự thất bại của Bàng Đức. Kể từ khi khởi hành từ Vũ Uy đến nay. Đây cũng là lần thất bại thảm hại đầu tiên của Bạch Đà binh.
Mọi người trên xe ngựa, nghe thấy lời nhận xét của Tào Bằng, kiểm điểm thiếu xót của nhau, đều cảm thấy có thu hoạch rất lớn.
Những điều mà Tào Bằng nhận xét tuy không phải là nhiều, dù sao cũng không phải xuất thân từ quân sự, ngẫu nhiên làm còn được, nếu để hắn chuyên về khâu bình phẩm, thì lực bất tòng tâm, cho nên, phần lớn thời gian, hắn sẽ lắng nghe! Yên lặng mà nghe mọi người thảo luận, đối với hắn mà nói, đó cũng là một thu hoạch cực lớn. Đêm hôm đó, tất cả đến huyện thành Doãn Ngô, Thành Công Anh ra khỏi thành mười dặm, chờ đợi bên đường!
-----------------------------
Nghỉ ngơi tại huyện Doãn Ngô một hôm, Tào Bằng lại nhích người lần nữa.
Tuy nhiên lần này, tâm trạng của hắn có vẻ nặng nề hơn so với trước khi ra khỏi Võ Uy.
Thành Công Anh nói cho hắn biết, vừa nhận được tin báo, liên quan đến việc lựa chọn ứng cử viên để nhậm chức thứ sử Lương Châu đã có quyết định rồi. Nhưng trước mắt chưa được thông báo rõ ràng rốt cục là ai sẽ nhậm chức.
Tuy nhiên, nghe nói thứ sử mới của Lương Châu đã rời khỏi Hứa Đô, ít ngày nữa sẽ đến Lũng Tây. Việc liên quan đến thân phận thần bí của vị thứ sử Lương Châu này, Thành Công Anh cũng có phỏng đoán qua.
Tào Bằng cũng nghi ngờ như vậy!
Lựa chọn người nhậm chức thứ sử Lương Châu, cứ chậm trễ mãi không định đoạt.
Ngay cả sứ giả đến từ Hứa Đô như Trương Cáp, cũng không không biết ứng cử viên cuối cùng là ai.
Nghe nói, lúc đầu ứng cử viên có triển vọng nhất, là thúc phụ của Hạ Hầu Chân, Hạ Hầu Uyên. Nhưng không hiểu tại sao, sau này Hạ Hầu Uyên lại trở thành quận doãn Hà Nam, liền tự động nhạt khỏi tầm mắt của mọi người. Từ trong đáy lòng mà nói, Tào Bằng cũng không hy vọng Hạ Hầu Uyên sẽ tiếp quản Lương Châu.
Nguyên do rất là đơn giản, tuy hắn và Hạ Hầu Uyên cũng có chút quan hệ, không chỉ là thúc phụ của Hạ Hầu Chân, lúc trước y đã từng tặng ngựa cho Tào Bằng, hẳn là quan hệ cũng không đến nổi. Hơn nữa, người có tài học thực thụ như Hạ Hầu Uyên đây, đã từng đảm nhận chủ quản địa phương, cũng đã từng nhậm chức trong quân đội, chiến công hiển hách, uy danh truyền xa, dường như thật sự rất thích hợp.
Chí ít, bọn kiêu binh mãnh tướng ở Lương Châu kia sẽ không chống đối trước mặt của Hạ Hầu Uyên.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, tính tình Hạ Hầu Uyên kiêu ngạo mà kiên cường khí khái.
Hắn có tài hoa vậy sẽ đồng ý làm một con rối hay sao?
Với dấu ấn mà Tào Bằng đã in lại ở mảnh đất Lương Châu, Hạ Hầu Uyên có cam tâm mà im hơi lặng tiếng hay không?
Theo Tào Bằng nhận thấy, Hạ Hầu Uyên sẽ không làm vậy!
Y sẽ nghĩ cách xóa đi dấu ấn đó của Tào Bằng, mặc cho bọn họ có mối quan hệ thân thích, nguyên nhân rất là đơn giản, với một nhân vật có tính tình cao ngạo như Hạ Hầu Uyên, sao có thể cam tâm tình nguyện sống dưới bóng của Tào Bằng được chứ?
Điều này không liên can gì đến mâu thuẫn, mà liên quan đến bộ mặt và lòng tự tôn. Một khi Hạ Hầu Uyên muốn xóa bỏ dấu ấn của Tào Bằng, thế thì đối với việc quy hoạch Lương Châu của Tào Bằng chắc chắn sẽ gặp phải đả kích. Đây tuyệt đối không phải là kết quả mà Tào Bằng mong đợi, chắc hẳn Tào Tháo cũng có thể nhìn ra manh mối nào đó.
Cho nên, Hạ Hầu Uyên nhậm chức quận doãn Hà Nam.
Nếu đã không phải là Hạ Hầu Uyên, thế thì có thể là ai?
Dọc đường đi, Tào Bằng cứ mãi suy nghĩ về vấn đề này, nhưng lại trì trệ chẳng có câu trả lời.
Bất giác, xe ngựa đã lái ra khỏi quận Kim Thành, tiến vào vùng cai trị của quận Lũng Tây. Tuy đang là mùa xuân, nhưng quận Lũng Tây vẫn là một cảnh tượng hoang vu điêu tàn như trước đây. Dấu tích để lại sau trận đại chiến, tuyệt đối không thể xóa bỏ trong hai ba tháng ngắn ngủi được. Dù cho Triệu Ngang có tài năng vượt trội, muốn lập tức phục hồi sức sống cho quận Lũng Tây, cũng có vẻ như điều đó không thể nào.
Ruộng đất trước mắt, phần lớn đều hoang vu. Đi thêm trăm dặm vẫn không một bóng người…dọc đường thỉnh thoảng lại xuất hiện thi hài, càng tăng thêm sự hiu quạnh và hoang tàn.
Trái lại trên cánh đồng hoang dã, những bãi cỏ hoang rậm rạp, lộ rõ một màu xanh mướt, trông rất có sức sống.
Tào Bằng bước xuống xe ngựa, đứng bên đường, nhìn cánh đồng hoang vu lạnh lẽo, không khỏi trong lòng nảy sinh sự cảm thán.
Núi non như tụ, con sóng như nộ.
Trong ngoài sơn hà đường Quan Trung.
Nhìn Tây Đô, lòng nặng trĩu.
Thương tâm thời Tần từng bước qua.
Cung điện trăm gian đều hóa đất bằng.
Hưng, bá tánh khổ; Vong, bá tánh khổ.
[U]Ý thơ:
Đồi núi Hoa Sơn trập trùng kéo dài đến biên cương, Hoàng Hà sóng vỗ như gào thét giận dữ, trên con đường thông giữa Hoa Sơn đến Hoàng Hà bên ngoài biên cương.
Nhìn về Trường An phía Tây, tâm thần bất định, cảm thán muôn vàn.
Điều khiến người ta đau lòng, chính là khi đi ngang qua thành bảo ngày xưa của Tần Hán, trăm căn phòng trong cung điện của vua Tần Hán Võ, đều đã trở thành cảnh hoang vu điêu tàn.
Nước nhà hưng thịnh, bá tính phải chịu khổ. Nước nhà suy vong, người chịu khổ vẫn là bá tính.
Đoạn thơ Sơn Pha Dương này, vừa hay miêu tả cảnh tượng của Lũng Tây ngày nay.
Nơi cường Tần quật khởi năm xưa, nay đã trở thành một mảnh điêu tàn rách nát. Nhớ năm xưa từng có câu nói: Kẻ được Quan Trung được thiên hạ. Chỉ e rằng người phát ra lời nói này, trông thấy cảnh tượng như ngày nay, chắc hẳn sẽ không tán đồng nữa.
Tào Bằng khoanh tay đứng thẳng người, mặc cho gió cuốn tay áo phập phồng, hắn thở dài một tiếng, nhưng lại khiến cho người đứng sau lưng là Tào Chương trong lòng thấu hiểu, âm thầm gật gật đầu…
Chính vào lúc này, có tiếng đàn thê lương truyền đến từ trong đoàn xe ngựa.
Điệu Hồ Già Thập Bát Phách (điệu nhạc kiệt tác thời xưa của Thái Diễm), theo sát đó là tiếng ca rung động lòng người truyền đến, lời hát chính là khúc mà Tào Bằng vừa làm.
Giọng ca bi thương, điệu hát đau buồn, khiến người ta không khỏi sầu não mà rơi lệ.
Hồ Già Thập Bát Phách, là sau khi Thái Diễm trở về từ phương Bắc, trải qua thời gian một năm chỉnh sửa mà thành. Nàng đã lựa chọn âm điệu hồ già của vùng phía bắc Trường An, đồng thời dung hợp với tiếng sáo trong quân đội, lấy cầm cổ để diễn tấu, hình thành một phong cách nhạc rất đặc biệt.
Đem dung hòa giữa Sơn Pha Dương và Hồ Già Thập Bát Phách, cũng càng tăng thêm sự thê lương sầu thảm.
Chỉ là trong lời ca, lúc ngắt quảng lấy hơi cần có một kỹ xảo cao thâm, nếu không phải biết rằng Thái Diễm không có ở đây, thì Tào Bằng chắc chắn sẽ cho rằng giọng ca này chính là do Thái Diễm hát. Tuy nhiên nghe âm điệu, hắn vẫn có thể nghe ra, đó là tiếng ca của Lạc Thần Chân Mật.
-Tiểu Mật, đừng hát nữa.
Hắn không chịu được liền mở miệng ngăn lại, nhưng lại khiến cho đám người Trương Cáp lập tức trợn trắng cả mắt.
Giọng hát của Chân Mật rất tuyệt, không phải người bình thường có thể nghe được.
Cộng thêm dung mạo nàng ta xinh đẹp động lòng người, dáng điệu tư thái tuyệt vời hơn người, ngay cả Trương Cáp cũng thầm ngưỡng mộ vận đào hoa của Tào Bằng, nay chẳng dễ dàng gì mới được nghe giọng ca của Chân Mật, tuy nói âm điệu bi thương, nhưng cũng là một sự hưởng thụ. Nào hay lại bị Tào Bằng làm đứt đoạn.
-Phu quân, phải chăng Tiểu Mật hát không được hay?
Màn che trên xe ngựa được kéo lên, lộ ra một gương mặt động lòng người của Chân Mật, toát lên vẻ hoài nghi.
Tào Bằng lớn tiếng cười ha hả
-Không phải không hay, chỉ là không đúng lúc…ta đi qua Sơn Pha Dương, chẳng qua vì trông thấy cảnh tượng hiu quạnh trước mắt, sinh lòng thương cảm. Còn nàng đàn khúc này, lại tăng thêm vài phần bi thương. Làm sao các quân sĩ có thể lên tinh thần được đây?
Chân Mật lén nhìn ra bên ngoài một cái, liền thấy các quân tốt, người nào người nấy vẻ mặt thê lương buồn bã.
-Những âm điệu xuống tinh thần thế này, vẫn là bớt hát lại thì tốt hơn.
Tuy nhiên, Tiểu Mật có thể phối thành lời ca nhanh như vậy, đích thật là không hề tầm thường.
Theo ta thấy, e rằng chỉ có Thái tỷ tỷ mới hơn muội một bậc …thế này, ta đố muội, vừa rồi ta trông thấy đồng cỏ um tùm, chợt có cảm ngộ, được một bài thơ. Tiểu Mật không ngại thử phối thành một bài hát, thế nào?
Chân Mật, cũng là một cô gái có tài hoa hơn người.
Có lẽ nàng ta không siêu phàm như Thái Diễm kia, có thể nhớ như in hơn năm trăm bộ sách. Nhưng tài hoa này, thật sự không dễ dàng phủ nhận được…trong lịch sử Tào Thực đã làm bài, trong cách dùng từ có thể nhìn ra, ngoài trừ cảm thán dung mạo của Chân Mật ra, còn tán thưởng phong thái của nàng. Loại phong thái như thế này, không phải dễ dàng tùy tiện mà có được, đó là phải qua sự ươm mầm của hoàn cảnh đặc thù mới có được.
Ví như Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung sau này.
Sự thoát tục của Tiểu Long Nữ cũng là do nàng ở sâu trong cổ mộ, không quan tâm đến trần thế.
Mà sự tinh ranh cổ quái của Hoàng Dung, lại có được bởi sự hun đúc soi sáng của nhân vật Hoàng Dược Sư kia.
Phong độ tư thái của Chân Mật, không phải chỉ do dung mạo tuyệt đẹp của nàng, còn là do tài hoa hơn người của nàng mà ươm mầm nên khí chất đặc biệt thế này.
Tuy rằng Tào Bằng đã cưới Chân Mật làm vợ, nhưng vẫn chưa hiểu nàng được bao nhiêu.
Lúc này rảnh rỗi không việc làm, hắn đột nhiên nảy sinh ý đùa vui.
Nhớ lúc đầu, Hữu Học hắn vì đạo một câu thơ mà cảm thấy đỏ mặt tía tai, nhưng hiện giờ, hắn đã có thể điềm tĩnh như không, xuất khẩu thành chương.
Tuy rằng Trương Cáp là quân nhân, nhưng đã từng học qua văn thơ.
Trong lịch sử Bàng Đức nổi danh với võ dũng, nhưng mãi đến nay, cũng chưa từng bỏ bê việc học.
Về phần Tào Chương, càng là như thế.
Bị Tào Bằng thúc ép, có thể đọc làu làu như nước Tam Tự Kinh, Thiên Tự Văn và cả Thơ, Luận…
Cổ xe ngựa kế bên, bức màn véng lên một cái.
Liền thấy một phụ nữ xinh đẹp trẻ tuổi, cũng thò đầu ra ngoài.
Có một tiểu đồng tử xinh xắn đáng yêu đang ngồi trong lòng nàng ta. Tầm khoản ba tuổi, mở to đôi mắt tròn xoe, tò mò nhìn sang bên đây.
Vị phu nhân đó, chính là thê tử của Khương Phố, còn đứa bé kia là con trai của Khương Phố, tên là Khương Duy.
Cho đến bây giờ, Tào Bằng vẫn chưa hiểu, đứa trẻ Khương Duy này phải chăng chính là vị Khương Đại Đảm trong lịch sử, tuy nhiên đứa bé này lại chẳng sợ người lạ, ngày thường không có việc làm, cũng thích vây quanh bên Tào Bằng chơi. Dựa theo nguyên tắc thà rằng giết nhầm còn hơn bỏ sót. Lần này Tào Bằng trở về Hứa Đô, Khương Phố cũng đi cùng, hắn đành để Khương Phố dẫn theo vợ con cùng đi.
Xét về thân phận mà nói, Khương Phố là gia thần của Tào Bằng.
Cho nên y dẫn theo vợ con, cũng không xem là chuyện lớn lao.
Tào Bằng nghĩ ngợi một lúc, đột nhiên mở miệng ngâm thơ:
Ly ly nguyên thượng thảo, nhất tuế nhất khô vinh.
Dã hỏa thiêu bất tận, xuân phong xuy hựu sinh.
Viễn phương xâm cổ đạo, tình thúy tiếp hoang thành.
Hựu tương triều thiên tử, thê thê mãn biệt tình.
Dịch thơ (Tản Đà):
Đồng cao cỏ mọc như chen, khô tươi thay đổi hai phen năm tròn.
Lửa đồng thiêu cháy vẫn còn, gió xuân thổi tới mầm non lại trồi.
Xa xa thơm ngát dặm dài, Thành hoang láng biếc khi trời tạnh mưa.
Vương, Tôn đi lại tiễn đưa, biết bao tình biệt đầm đìa lướt theo.
Đây là bài phú đắc thuộc thể loại thơ vịnh vật, mượn vật để tả tình.
Chiếu theo quy định của khoa cử, phàm là ám chỉ đề thi hoặc là trước đề mục, cần phải thêm vào hai chữ “Phú đắc” ở phía trước.
Tương truyền, Bạch Cư Dị lúc mười sáu tuổi đã đi từ Giang Nam đến Trường An, mang theo bài thơ này để bái kiến danh sĩ Cố Huống đương thời. Nào ngờ vị Cố Huống đó sau khi nhìn thấy tên của Bạch Cư Di, liền bỡn cợt nói: Gạo Trường An đắc, không dễ ở đâu. (Bạch là trắng, Cư: Ở,Dị:dễ dàng)
Nhưng khi y đọc được đoạn “Lửa đồng thiêu cháy vẫn còn, gió xuân thổi tới mầm non lại trồi”, không kìm được liền vỗ bàn tán dương, nói:
-Có tài thế này, ở lại nào khó?
Có thể nói, bài thơ này, là một trong những tuyệt tác tiêu biểu của Bạch Cư Dị.
Câu đầu tiên “Ly ly nguyên thượng thảo”, vừa hay hợp với cánh đồng cỏ thảo nguyên trước mắt. Điệp từ ly ly miêu tả cảnh cỏ xuân tươi tốt, lại kết hợp với thời tiết thiên nhiên ở câu thứ hai “nhất tuế nhất khô vinh”. Miêu tả quy luật của đồng cỏ thảo nguyên, mùa xuân tươi tốt, tuần hoàn hằng năm, không ngừng sinh sôi.
“Dã hỏa thiêu bất tận, xuân phong xuy hựu sinh”, chẳng phải đang phản chiếu hình ảnh của quận Lũng Tây ngày nay hay sao?
Tào Bằng sắp rời khỏi Lương Châu quay trở về Hứa Đô.
Đối mặt với nơi mà hắn đã từng chiến đấu, trong tận cõi lòng tràn ngập thương cảm ly biệt.
Không những hợp với cảnh, càng chất chứa ý nghĩa sâu xa.
Ánh mắt Chân Mật bất giác lóe sáng một cái, không kìm lòng được khẽ hô một tiếng:
-Thơ hay!
Nàng dùng ngón tay thon dài mảnh khảnh tựa như bạch ngọc, nhẹ nhàng lướt qua dây đàn, chỉ sau chốc lát liền có tiếng cầm du dương vang lên. Nàng khẽ hé bờ môi, thản nhiên mà ca. Giọng ca đó, khiến người ta vui vẻ sảng khoái, Tào Chương không kìm được liền vỗ tay tán thưởng, liên thanh trầm trồ khen ngợi.
Không khí trầm mặc lúc trước, cũng theo đó mà tan thành mây khói.
Đối với tài làm thơ của Tào Bằng, người biết được vốn không nhiều lắm.
Ví như Bộ Loan và Quách Hoàn, từng thấy qua Tào Bằng bên bờ sông Đông Lăng Đình chỉ bảy bước thành thơ.
Chỉ có điều sau này Tào Bằng lại lấy tên của Lậu Thất Minh và Ái Liên, lại làm ba bài văn mông, che dấu tài học làm thơ của hắn. Vì vậy ngoài trừ một số ít người biết đến, phần lớn đều không được tường tận. Chân Mật đã nghe qua tài học của Tào Bằng từ lâu, nhưng ít khi thấy hắn bộc lộ, cũng khó trách, Tào Bằng từ khi đến Lương Châu, bận bịu chính vụ, chinh chiến liên miên, nào có tâm trạng đạo văn chứ.
Mà ngay hôm nay sắp quay trở về Hứa Đô, hắn lại thanh thản hơn nhiều.
Lặn lội đường xa, khó tránh khỏi sự chán nản buồn tẻ.
Ngẫu nhiên đạo một hai bài thơ, cũng có thể giải khuây được.
Khi mọi người lại lần nữa khởi hành lên đường, tâm trạng có vẻ đã vui vẻ hơn nhiều, không đơn điệu buồn bã như trước nữa.
Cứ như vậy, dọc đường cứ dừng dừng rồi lại đi đi.
Không hay không biết liền qua khỏi Địch Đạo.
Lúc thông qua Địch đạo, Triệu Ngang dẫn theo bộ hạ nghênh đón.
Tào Bằng cũng không dừng lại ở Địch Đạo, mà trực tiếp rời đi.
Lúc rời đi, Triệu Ngang nhắc nhở nói:
-Công tử, nghe nói Thứ sử mới của Lương Châu, đã đến Lâm Thao.
-Là ai?
-Vẫn chưa được rõ ạ.
-Tuy nhiên Nguyên Trực đã lao tới Lâm Thao để nghênh đón rồi, vốn dĩ ta cũng muốn đi tiếp đón, nhưng do xuân vụ đã bắt đầu, công việc bận rộn, cho nên nhờ Nguyễn Trực đi.
Ý nghĩa của câu nói này là: ta không được sự cho phép của ngài, thì sẽ không dễ dàng đi thăm hỏi vị Thứ sử Lương Châu kia.
Khoản thời gian mà Triệu Ngang đi theo Tào Bằng không lâu, nhưng lại tận mắt trông thấy võ uy của Tào Bằng, chính sách được thi hành ở Hà Tây, y vô cùng tán đồng.
Y cũng lo lắng, thứ sử Lương Châu mới đến sẽ lật đổ công sức cố gắng của Tào Bằng trước kia.
Cho nên, y quyết tâm đứng về phía Tào Bằng, hỏi qua ý kiến của Tào Bằng, rồi mới quyết định sau.
Trong lòng Tào Bằng thầm cảm thấy vui sướng, hắn ngẫm nghĩ một lúc, nói:
-Vĩ Chương công vụ bận bịu, tình ngay lý thật. Nhưng Thứ sử Lương Châu, dù sao cũng do triều đình ủy nhiệm phái đến, Vĩ Chương về tình về lý, cho dù là bận bịu công việc, cũng nên đi bái kiến thăm hỏi, nếu không sẽ rất thất lễ.
Ngươi tôn trọng ta, ta rất vui mừng.
Nhưng mà, ngươi vẫn nên đi xem thế nào, dù sao đi thăm dò động tĩnh cũng tốt.
Nếu vì vậy mà để người đời dèm pha, trái lại sẽ không hay…
Triệu Ngang hiểu chuyện biết làm, khom người vái chào nói:
-Nếu không phải công tử nhắc nhở, Chương Vĩ suýt nữa đã gây nên đại sự. Đợi khi xử lý xong công việc trước mắt, Chương Vĩ lập tức đi đến Lâm Thao.
-Như vậy rất tốt!
Lập tức, Tào Bằng cũng không nấn ná lâu, dưới sự bảo vệ của đám người Trương Cáp, vượt qua sông Thao Thủy, trực tiếp đi thẳng đến Lâm Thao.
Trên đường đi, hắn đều tự hỏi thân phận của vị Thứ sử Lương Châu này.
Ngày thứ ba, đoàn xe vào trong vùng cai trị của Lâm Thao.
Tào Bằng đang nói chuyện phiếm với đám người Tào Chương trên xe, bỗng nhiên nghe thấy thám mã đến báo tin:
-Công tử, Thứ sử Lương Châu dẫn theo quan viên của Lâm Thao, nghênh đón công tử ở bờ bên kia của Thao Thủy.
-A?
Tào Bằng ngẩn người.
Thứ sử Lương Châu nghênh đón ta ư?
Nếu là quan viên của Lâm Thao đến đón tiếp hắn, Tào Bằng còn có thể chấp nhận được.
Dù sao, bất kể là Diêm Hành cũng được, Hách Chiêu cũng được, đều là thuộc hạ và bộ khúc của hắn.
Nhưng Thứ sử Lương Châu thì…
Hành động này chẳng phải hơi quá khích ư?
Nếu như Thứ sử Lương Châu đã nể mặt như vậy, Tào Bằng đương nhiên cũng không thể thất lễ. Thế là liền vội vàng xuống xe, sau khi đi bộ đến bến sông, bước lên thuyền đò đã được chuẩn bị sẵn từ trước, đi về phía bờ bên kia của Thao Thủy, bên bờ, đầu người xao động…
Đứng đầu là một người đàn ông cường tráng, trên người mặc quan phục màu xanh, đầu đội mũ quan, đứng khoanh tay.
Gió thổi lướt qua từ mặt sông, cuốn theo tay áo Tào Bằng tung bay, hắn từ xa đã trông thấy rõ hình dạng của người đàn ông cường tráng kia, không khỏi há hốc mồm trợn tròn mắt.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT