Trương Tế có một đứa con trai, nhưng đã chết trận chỉ còn lại một đứa cháu, chính là thiếu niên có làn da màu đồng tên là Trương Tín.

Còn bản thân Trương Tú có hai đứa con trai.

Trưởng tử của y tên là Trương Tuyền, thứ tử là Trương Tô cùng với Trương Tín được gọi là tam hổ Trương môn. Cả ba đều có võ nghệ cao cường, dũng mãnh thiện chiến.

Tào Tháo phát binh tới quận Nam Dương, Giả Hủ cho rằng Trương Tú không thể là địch, vì vậy mới phái người tới xin hàng Tào Tháo. Tào Tháo cũng hy vọng không phải tốn sức vì vậy đồng ý cho Trương Tú hàng. Y lại lệnh cho người em cùng họ của mình là Tào Hồng thủ Bác Vọng, đại tướng quân Vu Cấm và Hạ Hầu Đôn đóng quân dọc theo bờ Đông của Dục Thủy. Còn Tào Tháo thì dẫn con cả là Tào Ngang, thứ tử Tào Phi và đứa cháu là Tào An Dân cùng với ái tướng tâm phúc là Hiệu Úy Điển Vi qua sông vào tiếp nhận Uyển thành. Cả hai bên đều không muốn đánh nhau nên chỉ tiếp nhận là xong.

Có điều sau khi Trương Tú đầu hàng cần phải nhượng lại Uyển thành cho quân tào tiếp quản.

Đây cũng không phải là chuyện một sớm một chiều cho nên Tào Tháo tạm thời đóng quân ở bên ngoài Uyển thành, đợi Trương Tú đổi quân.

Có câu ăn no ấm cật, dậm dật cả đêm...

Không phải đánh nhau, Tào Tháo vốn tính hiếu sắc lại ở cả ngày trong đại doanh không có việc gì vì vậy mà cho người ra ngoài tìm gái để giải khuây.

Đứa cháu của y là Tào An Dân tìm tới cho y một thiếu nữ có nhan sắc. Tào Tháo nhìn thấy liền thích thú, giữ nàng lại trong trướng, vui vầy ngày đêm. Nhưng y không ngờ người đó lại là góa phụ của Trương Tế, cũng là thím của Trương Tú. Tào Tháo thắng có tìm gái cũng chẳng vấn đề gì, nhưng y lại ngông nghênh đưa thím của Trương Tú vào trong trướng hành lạc thì mặt mũi của Trương Tú biết để đi đâu?

Cho nên Trương Tú liền gọi ba đứa con cháu tới để bàn việc này.

Tam hổ họ Trương vốn là những người thích tranh đấu làm sao có thể chịu nổi chuyện này?

Đặc biệt là Trương Tín... Trâu thị là góa phụ của Trương Tế, mặc dù không phải là thân tổ mẫu của y nhưng trên danh nghĩa vẫn là tổ mẫu. Tào Tháo ở ngoài Uyển thành chiếm lấy tổ mẫu của y, một khi tin này lan ra thì Trương Tín còn mặt mũi nào để gặp người khác? Cho nên phản ứng của y là mạnh nhất.

Nhưng Trương Tú vẫn có chút do dự.

Dù sao thì Tào Tháo cũng thừa lệnh vua, sai khiến chư hầu. Y vừa mới đầu hàng Tào Tháo, bây giờ đã làm phản thì chẳng phải bị người ta nói là người có lòng dạ tráo trở hay sao?

Cái thanh danh này y không dám nhận.

Lữ Bố chính là vết xe đổ ngay trước mắt. Tuy rằng gã còn được gọi là Hao Hổ nhưng cho dù ai nhắc tới thì cũng với vẻ khinh thường.

- Phụ thân! Người nói xem phải như thế nào? Chẳng lẽ chúng ta phải chịu nhịn để cho Tào tặc muốn làm gì ở Uyển thành thì làm hay sao? Phụ thân! Người thường dạy con là đại trượng phu phải đội trời đạp đất. Chúng ta tuy nói không quan trọng nhưng cũng không phải miếng thịt bò mà người ta muốn xẻo thì xẻo. Cho dù trở mặt cũng chưa chắc thất bại.

Một bên là sống nhục còn một bên là chết vinh.

Trương Tú do dự không biết nên làm thế nào cho phải.

- Thúc phụ! Nếu không quyết định được thì tại sao không mời quân sư tới bàn luận? - Trương Tín hiến kế.

Trương Tú lặng đi một chút liền nghĩ thông suốt.

Đúng vậy! Những chuyện như thế này nên bàn luận với quân sư. Có thể quân sư sẽ có chủ ý, khiến cho ta không phải lo lắng. truyện được lấy tại TruyenFull.vn

Lập tức Trương Tú cho người tới mời Giả Hủ.

Nhưng y chưa kịp sai người thì ngoài cửa đã có người nói:

- Tướng quân! Quân sư đến rồi.

Ngày mùng sáu tháng giêng năm Kiến An thứ hai, ánh nắng tươi sáng tỏa xuống vạn vật.

Ánh nắng đầu xuân thật ấm áp và thoải mái. Những ngày đông giá rét đã qua đi, mùa xuân đã đến. Tất cả đều cởi những bộ trang phục thật dày, đi ra ngoài mà hít thở không khí của mùa xuân. Người trong Uyển thành đều vui cười đi lại trong thành.

Mùa xuân đến rồi, chiến tranh đã chấm dứt.

Trên đời này chẳng lẽ còn chuyện gì đáng giá hơn để cho người ta chúc mừng hay sao?

Mà trong đại doanh của quân Tào bên ngoài Uyển thành, một đại hán cao chín thước đang đứng trên đất trống, hưởng thụ ánh nắng đầu xuân. Y mặc một chiếc áo chẽn ngắn màu hồng, áo khoác đen màu lam được thắt bằng một cái đai to. Trên cái đai được giắt mười cái kích nhỏ có hình dáng quái dị. Ở sau y có hai gã thị vệ, một ời cầm một cây Long Tước dài bảy thước còn một người thì đeo một đôi kích đen nhánh, nặng trịch dài chừng một mét tư. Toàn bộ thân kích được cắm trong một cái túi bằng da hổ, chỉ để lộ hai cái lưỡi liềm dài chừng ba mươi phân. Dưới ánh mặt trời, nó phản chiếu ánh sáng lấp lánh.

Nét mặt đại hán hơi đen, đôi mắt to, mũi tẹt, miệng rộng.

Y có một bộ râu ngắn nhìn như cái bản chải khiến cho khuôn mặt thêm dữ tợn. Vì vậy xung quanh y, ngoại trừ hai gã thân binh ra không hề có người nào dám tới gần.

- Điền đại ca có chuyện gì mà hôm nay thở ngắn thở dài như vậy?

Hai thân binh rõ ràng có quan hệ thân cận với đại hán cho nên nói chuyện thoải mái.

Đại hán thở dài:

- Nghe nói rằng Trương Tú được coi là Bắc Địa thương vương, trong quân Tây Lương được coi là người số một dưới Lã Bố. Thật vất vả mới tranh được với Hứa lão hổ tới đây, cứ tưởng được đánh một trận thỏa thích, nhưng không ngờ lại rơi vào cảnh này. Con mẹ nó! Thằng Trương Bá Loan không có trứng, chưa thèm đánh đã giơ tay đầu hàng, làm cho lão tử không biết ăn nói với Hữa lão hổ thế nào. Cứ thế này làm sao mà ta không khó chịu?

Gã thân binh nghe vậy liền nở nụ cười.

Bên trong doanh trại có lẽ chỉ có người trước mặt y mới cảm thấy khó chịu.

Những người khác, cho dù là Vu Cấm hay Tào Hồng cũng đều cảm thấy may mắn. Dù sao nếu cuộc chiến này có cảnh máu chảy đầu rơi thì sao mà cao hứng được?

Tuy nhiên vị đại hán trước mặt là một người cuồng đánh nhau.

Từ khi xuất hiện tới nay, y không ngại giao phong với người khác. Y đấu với Hao Hổ Lữ Bố kết quả là không phân thắng bại. Mà đấu với tám tướng của Lã Bố cũng thắng nhiều thua ít. Còn thủ hạ của Lưu Dự châu là Quan Vũ và Trương Phi cũng đều có giao phong với y. Ngay cả vài tên thượng tướng trong nhà như Hứa lão hổ - Hứa Chử, hay người vừa mới tìm tới nương tựa Tào Công là Từ Hoảng...

Ngay cả huynh đệ một nhà với Tào công là Tào Nhân, cùng với hai vị tướng quân Hạ Hầu có quan hệ chặt chẽ với gia tộc họ Tào là Hạ Hầu Uyên và Hạ Hầu Đôn đều bị y quấy rầy.

Vì vậy mà y được Tào công thêm tin yêu, phong chức Vũ Mãnh Hiệu úy, bảo vệ trung quân.

Đồng thời cũng chính là thị vệ bên cạnh Tào công. Cho nên chúng tướng bên quân Tào nhìn thấy người này đều phải trốn, tránh không bị y lôi lại...

Vốn y tưởng rằng sau khi tới Uyển thành có thể đại chiến một trận nhưng không ngờ Trương Tú đã đầu hàng.

Điều đó làm cho khiến cho vị Điển hiệu úy có thể chịu nổi?

- Điển đại ca! Huynh cũng không nên than thở. Nếu để cho chủ công nghe được lại bị quở trách. Hơn nữa, một tên Trương Tú cần gì đại ca phải ra tay? Chỉ nhìn hành động của y cũng đủ biết y không đáng để cho Điền đại ca coi trọng. Không đánh cũng được, trở về Hứa Đô, huynh có thể tìm Hứa lão hổ mà luyện tập. Cho dù Hứa lão hổ không muốn thì còn có những người khác, đều có thể đánh cho sảng khoái mà.

Đại hán nghe vậy cũng hơi chấp nhận.

- Tiểu Tam! Ngươi nói vậy cũng đúng. Trương Bá Loan bất quá chỉ có gan chuột nhắt, không thể xứng đáng được Điển mỗ coi trọng.

Vị đại hán này tên là Điển Vi, là ái tướng tâm phúc của Tào Tháo.

Tính cách của gã vốn cực kỳ phóng khoáng, lại có phần hiệp nghĩa. Đầu năm, từng giết Lý Vĩnh là quan ở Phú Xuân báo thù cho bạn. Tới giữa năm, Trương Mạc cử binh, lúc đó Điển Vi tới đầu quân ở dưới trướng Tư Mã Triệu Sủng. Lúc đó là cờ trong quân vừa dài vừa to đột nhiên bị đổ, mọi người không thể nào dựng lên. Lúc đó, Điển Vi chỉ cần một tay là có thể dựng thẳng nó lên dược. Từ đó về sau được mọi người kính trọng. Sau này, Điển Vi trở thành bộ hạ của Hạ Hầu Đông, mấy lần có công nên cũng lên được tới chức Tư Mã trong quân.

Khi Tào Tháo thảo phạt Lã Bố....

Lúc đó, Lã Bố đóng quân ở cách Bộc Dương năm mươi dặm về phía Tây. Tào tháo đánh lén ban đêm, không ngờ Lã Bố tự mình tới cứu viện, hai bên xảy ra chiến đấu. Ngay lúc đó, Tào Tháo phải chiêu mộ người phá trận địch, nên Điển Vi đã giành lấy, suất lĩnh hơn mười người mặc trọng giáp không cần tấm chắn nhảy vào trận địa địch. Sau khi ác chiến với Lã Bố hơn trăm hiệp, viện quân của Tào Tháo đến khiến cho Lã Bố bất đắc dĩ phải lui binh.

Lã Bố được gọi là Hao Hổ, cưỡi Xích Thố, tay cầm một cây Phương Thiên Họa Kích từng đánh cho Chư hầu nghe thấy mà sợ mất mật. Người đời mặc dù xem thường nhân phẩm của y, nhưng khi nói tới võ nghệ của Lã Bố ai cũng phải công nhận là nhân tài kiệt xuất. Điển Vi có thể đại chiến trăm hiệp với Lã Bố mà chỉ hơi rơi vào thế hạ phong, mức độ dũng mãnh có thể thấy được. Cũng chính vì trận chiến đó mà Điển Vi được Tào Tháo ưu ái. Lại thêm tính cách chân chất của gã, không có kết bè kết phái nên được Tào Tháo coi trọng, phong cho làm Đô Úy, giữ ở bên cạnh. Đồng thời cũng cho hắn mấy trăm tên thân binh tuần tiễu trong quân.

Năm Kiến An thứ nhất, Tào Tháo lại phong Điển Vi làm Vũ Mãnh Hiệu úy, cũng ban cho tự là Quân Minh lại còn khen ngợi.

Trong quân lưu truyền, tráng sĩ dưới trướng có Điển Quân, từ nay Tào công có thể ngủ ngon.

Điều đó chứng tỏ chỉ khi nào có Điển Vi, Tào Tháo mới có thể ngon giấc.

Tào Tháo chinh phạt Nam Dương, đến Uyển thành tiếp nhận sự đầu hàng, từng thiết yến mời đám người Trương Tú tới uống rượu. Khi Tào Tháo đi chúc rượu, Điển Vi cầm đại phủ đứng ở sau lưng của y. Cây phủ đó có đường kính gần bốn mươi phân, ánh sáng sắc lạnh. Vì vậy mà khi Tào Tháo đi tới trước người nào, Điển Vi ở sau trừng mắt, đối phương liền ngoan ngoãn uống. Mãi cho tới khi tiệc rượu chấm dứt, đám người Trương Tũ cũng không dám có ý gì khác.

Còn trong Tam quốc diễn nghĩa lại mô tả Điển Vi vô cùng đáng sợ.

Mà trong kinh kịch đời sau, Điển Vi lại biến thành đại hán mặt vàng, như mọi người biết.

Hôm nay là ngày mà Trương Tú và Tào Tháo đổi quân. Vì để tránh cho Trương Tú kích thích quá độ, Tào Tháo quyết định để cho Điển Vi ở trong doanh trại mà không cho lộ diện.

Vì thế mà làm cho Điển Vi không có việc gì.

Y mang theo hai tên thân binh đi quanh trong trướng, chốc chốc lại mắng Trương Tú nhát gan, chốc lát lại nhắc Tào công bất công không cho y gặp gỡ.

Hai tên thân binh nghe Điển Vi than thở chỉ biết nhe răng cười.

Trong đám quân Tào, người dám nhắc tới Tào tháo như vậy, ngoại trừ Điển Vi ra không còn có người thứ hai.

- Đi hỏi thăm xem, Trương Tú có ra khỏi thành hay không?

- Điển đại ca! Vừa rồi chẳng phải huynh đã để cho ta đi nghe ngóng hay sao? Trương Tú đã ra khỏi thành, hơn nữa binh mã trong thành cũng đã tập kết xong.

- Vậy đi tiếp xem con mẹ nó đã đi chưa?

Điển Vi trợn mắt lên mà mắng:

- Chẳng khác gì cái lũ đàn ba. Hơn một canh giờ mà hắn vẫn chưa đi sao?

Hai tên thân binh nhìn nhau, chỉ biết cười khổ.

Thoạt nhìn thì vị Điển Hiệu úy này không coi Trương Tú vào đâu...

- Tiểu Tam! Ngươi đi xem đi.

- Được.

Tiểu Tam lên tiếng rồi nhanh chóng chạy ra ngoài đại doanh.

- Điển đại ca! Hôm nay ta thấy huynh có chút gì đó không bình tĩnh.

Tên thân binh còn lại, không nhịn được lên tiếng hỏi:

- Binh mã của chủ công đã chỉnh tề. Trương Tú cũng không ầm ĩ, ngài lo lắng làm gì?

- Ta lo lắng? Ngươi nói ta lo lắng? Ha ha ha.... - Điển Vi như nghe được một chuyện thú vị, ngửa mặt lên trời cười to. Có điều cười thì cười nhưng nụ cười của y từ từ biến mất, thay vào đó là một nét mặt nghiêm trọng. Y thở dài nói:

- Được rồi! Đúng là ta có chút lo lắng. Có điều ta không phải lo lắng cho Trương Tú mà là lo lắng cho chủ công và một người khác....

- Lo cho chủ công?

Điển Vi trịnh trọng gật đầu:

- Lần này chủ công dường như không được trầm ổn, so với những trận chiến trước kia rất khác. Ta thấy dường như chủ công quá thoải mái.

Tên thân binh biết nhìn Điển Vi như vậy nhưng thật ra là người biết suy nghĩ.

Đôi khi Tào Thảo tưởng chừng như lơ đãng nhưng cũng hỏi ý Điển Vi.

- Đại ca lo lắng cho người nào?

- Có còn nhớ trước đó vài ngày khi chúng ta đến đây, có người đứng sau Trương Bá Loan không?

Tên thân binh lặng đi một chút rồi lắc đầu:

- Không nhớ rõ.

- Tên đó hình như tên là... - Điển Vi vỗ nhẹ vào trán, rồi đột nhiên nói:

- Giả Hủ! Tên đó tên là Giả Hủ, hình như là quân sư của Trương Tú. Khi chúa công đưa rượu mời, y vẫn không nói gì. Cho dù ánh mắt của ta, y cũng không hề e ngại. Khi Chủ công mời y uống rươu, biểu hiện của y vẫn thong dong. Ta thấy được người như vậy còn đáng sợ hơn Trương Bá Loan.

- Ta thấy có chút ấn tượng.

Điển Vi cố sức xoa bóp khuôn mặt:

- Ta nghĩ rất nhiều, có lẽ là không sao. Nhưng con mẹ nó. Tên Trương Bá Loan làm sao mà rút lui lâu như vậy? Tên Tiểu Tam kia đi mãi mà sao vẫn không về? Tiểu Ngũ! Ngươi ra xem thế nào.

Tiểu Ngũ ngẩn người, mặc dù trong lòng nghĩ không cần nhưng vẫn khom người tuân lệnh.

Sau đó, y đi ra ngoài đại doanh. Nhưng chưa được hai bước, đột nhiên từ bên ngoài có âm thanh ồn ào vọng vào, nào là tiếng người huyên náo, tiếng ngựa hí, cùng với tiếng hò hét vang trời.

- Tào tặc chạy đi đâu? Tào tặc chạy đi đâu?

Vốn Điển Vi định đi về trướng, nghe thấy những âm thanh đó liền cảm thấy nao nao.

Trong phút chốc, sắc mặt y thay đổi, chạy tới trước mặt Tiểu Ngũ:

- Tiểu Ngũ! Có nghe thấy tiếng gì không?

Tiểu Ngũ có chút bối rối, gật đầu liên tục:

- Hình như là từ hướng đại lộ vọng tới.

- Không ổn.

Điển Vi quát to một tiếng rồi đoạt lấy cái túi da hổ trong tay tiểu Ngũ, sau đó khoác lên người rồi nhanh chóng chạy ra ngoài.

Nhưng y chưa ra tới ngoài cửa thì tiểu Tam từ bên ngoài đã hốt hoảng chạy vào.

- Tiểu Tam! Bên ngoài có chuyện gì xảy ra?

Sắc mặt tiểu Tam trắng bệch, nói lắp bắp:

- Điển đại ca. Đại...đại... Không ổn rồi. Trương Tú...Trương Tú làm phản.

Lão Hà khẩu nằm về phía Tây Nam của Uyển thành.

Nơi này cách Tịch Dương chừng bốn mươi dặm, cách Uyển thành chừng mười dặm. Đứng ở chỗ cao có thể thấy tinh kỳ phấp phới ở hướng Uyển thành.

Ngụy Diên và Tào Bằng đứng ở chỗ ngoặt của sông nhìn ra xung quanh.

Theo Ngụy Diên nói, nơi này phải có đò. Nhưng tìm nửa ngày vẫn không thấy bóng dáng một con đò.

- Tại sao lại không có thuyền? - Tào Bằng nghi hoặc hỏi.

Ngụy Diên gãi đầu có chút xấu hổ, nói:

- Ta nào biết? Trước kia nơi này có khá nhiều. Ta nhớ rõ có một lần đi qua đây có tới ba, bốn con thuyền.

- A! Lần trước huynh tới đây là khi nào?

Ngụy Diên suy nghĩ, rồi trịnh trọng trả lời:

- Hai năm trước.

"Ta nhổ chết ngươi! Hai năm trước, ngươi đi ngang qua nơi này đò rất nhiều nhưng hiện tai bây giờ đã là sau hai năm, hơn nữa, Tào Tháo và Trương Tú đại chiến ở đây làm sao mà có đò?"

- Ngụy đại ca! Ngoại trừ nơi này ra còn có lối nào không?

- Hướng Đông! Đại khái chừng ba tới năm dặm đường, có một cái đình. Có điều hiện giờ đã bị bỏ hoang. Nơi đó, nước sông hiền hòa hơn rất nhiều, cũng không rộng lắm. Nhưng bây giờ đang là đầu xuân, băng tuyết tan rã, cho nên ta cũng không biết nước sông có lên cao hay không.

Tào Bằng cười khổ một tiếng:

- Vậy chúng ta tới đó xem.

Lúc này đã khoảng mười giờ trưa, ánh mặt trời ấm áp chiếu lên thân thể khiến cho người ta có cảm giác thoải mái.

Những cơn gió mùa xuân mặc dù hơi lạnh nhưng lại nhẹ nhàng giống như ngón tay nhỏ của thiếu nữ, vuốt nhẹ qua khuôn mặt. Tào Bằng dắt ngựa sóng vai với Ngụy Diên. Trận giết chóc thảm thiết đêm trước khiến cho hai người không thể nâng tinh thần lên được. Nhưng hắn và Ngụy Diên đều hiểu rõ tất cả những chuyện diễn ra đêm đó đều in sâu vào trong trí nhớ. Trừ khi một ngày có thể báo thù nếu không thì không thể nào quên.

Mối thù đó thật sự khắc cốt ghi tâm.

- A Phúc! Lần này ngươi về dự định thế nào?

- Nếu trong nhà không có việc gì, chúng ta sẽ đi tới núi Thổ Phục. - Tào Bằng thở ra một hơi như muốn trút hết tất cả những bực dọc trong lòng. Hắn trầm mặc một chút rồi thấp giọng nói:

- Cha của Đầu Hổ năm đó từng có một thời gian làm nghề buôn bán không vốn, lão có vài huynh đệ cũ kiếm ăn ở Phục Dương. Chúng ta sau khi dàn xếp xong, chuyện này sẽ từ từ tính toán.

Mua bán không vốn thật ra chính là làm sơn tặc.

Ngụy Diên nở nụ cười quái dị, nhỏ giọng nói:

- Sơn tặc Thổ Phục sao?

- Đúng.

- Những người đó thật ra đều là hảo hán. Mặc dù chưa tiếp xúc với họ, nhưng danh tiếng cũng không tồi. Không ngờ Đầu Hổ lại còn có bí mật đó. Cha của hắn năm đó chắc chắn địa vị không hề thấp. Nếu như vậy thì lúc nào tiện sẽ tới đó. - Ngụy Diên dứt lời, nét mặt trở nên nghiêm chỉnh, hạ giọng hỏi:

- Nhưng ta không rõ, vì sao ngươi không muốn tới đầu nhập Tào công? Như vậy so với sơn tặc còn mạnh hơn.

- Gia nhập với Tào công... Huynh xem ta trói gà không chặt, thư chẳng quả luận. Như vậy thì làm sao sống yên dưới trướng của Tào công? Hơn nữa, nếu bây giờ cho dù ta có qua thì cũng không có người dẫn tiến. Có đi cũng không được người ta coi trọng. So với điều đó, chẳng bằng trở về, từ từ tích tụ thực lực.

Hai chữ xuất thân ở đây thực sự quá quan trọng.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play