Mùa xuân năm Kiến An thứ chín thấm thoắt đã tới.

Băng tuyết tan ra, nước sông cuồn cuộn, liễu rủ hai bờ sông đã nảy những chồi non xanh mơn mởn, tràn đầy sức sống. Trên đồng ruộng, địa khí bừng bừng, báo hiệu một năm mới sắp đến. Mùa mưa đến, rái cá bắt đầu bắt cá và những con cá đó được rải lên bờ, giống như hiến tế, cảm tạ trời đất ban ân, sau đó mời từ từ thưởng thức.

Giữa tháng giêng, mưa tràn trề.

Nước mưa tới, mang lại sức sống cho đất trời.

Sau một đêm mưa nhỏ, Tào Tháo khoác áo bước ra khỏi phòng ngủ, tinh thần phấn chấn.

Bạch câu đã được đào xong.

Cuộc tiến công vào Nghiệp Thành đã chuẩn bị ổn thỏa.

Tiếp đó sẽ là sự khởi đầu để ông càn quét Hà Bắc. Mùa đông năm ngoái, Tào Tháo luôn thấy hồi hộp. Lưu Bị mặc dù không ra hồn người ở huyện Tân Dã nhưng mọi thứ đã khác. Tên này sau khi tới Kinh Châu hình như đã thay đổi bộ dạng. Đặc biệt là khi được Gia Cát Lượng không biết thần thánh phương nào tới phụ tá, y càng có cảm giác hoàn toàn khác so với trước kia.

Nếu là trước kia, Lưu Bị nói không chừng sẽ phát động tấn công vào Nam Dương để mở rộng địa bàn.

Còn nay, Lưu Bị lại lặng yên không động tĩnh...

Càng án binh bất động, Tào Tháo lại càng căng thẳng. Ông có dự cảm: Lưu Bị đã thay da đổi thịt, bước vào một cảnh giới khác. Nếu nói, Lưu Bị trước kia còn hay nói toạc móng heo, nói lộ ra ngoài thì Lưu Bị hiện giờ trở nên cực kỳ thâm hiểm. Theo Giả Hủ hồi báo, thực lực của Lưu Bị vẫn đang được mở rộng. Huyện Tân Dã tuy nhỏ, nhưng cũng là nơi đất đai phì nhiêu. Lưu Bị dựa vào ưu thế này thu nạp dân chúng, cai quản thị trấn nhỏ bé ấy rất có trật tự. Chỉ một mùa đông thôi, dân số toàn huyện Tân Dã đã tăng thêm hơn ba vạn người, khiến Tào Tháo cảm thấy kinh hãi.

Gã từ chuyện chỉ chú trọng quân sự, dần trở thành một nhân vật kiệt xuất chú ý tới quân chính!

Không ai phủ nhận được tài quân sự của Lưu Bị, dù là thời kì ban đầu, chiến đấu với loạn Khăn vàng; Hay là khi ở Từ Châu, mọi việc đều thuận lợi. trận chiến Nhữ Nam, loanh quanh ngàn dặm càng thể hiện đỉnh cao tài năng quân sự của Lưu Bị.

Đáng tiếc sau khi đến nương tựa Viên Thiệu lại chỉ được làm một tên lính hầu, cho nên khó phát huy được tài năng...

Còn nay, tên này đã bắt đầu chìm lắng!

Từ một tên chỉ biết chinh chiến đã biến thành một kiêu hùng biết kiềm chế, học cách núp mình.

Càng như thế, Tào Tháo càng lo lắng!

Cuộc chiến Hà Bắc phải nhanh chóng chấm dứt... Nếu không, một khi Lưu Bị đầy đủ vây cánh, cướp lấy Kinh Châu, tất có đại họa. Đồng thời, Tào Tháo lại hơi sợ hãi. Nếu tiếp tục ở lại Hứa Đô, một khi Lưu Bị đột phá phòng tuyến Nam Dương là có thể dẫn binh tới Toánh Xuyên. Đến lúc đó, Hứa Đô sẽ đối diện thẳng với đối thủ, thật sự quá nguy hiểm. Lúc trước, Tào Tháo vì muốn tránh né Viên Thiệu nên đã định đô ở Hứa Đô; Còn nay, y phải suy xét tới sự đe dọa của Lưu Bị... Nếu có thể bình định Hà Bắc, Nghiệp Thành sẽ là một lựa chọn không tồi...

Ý nghĩ này vừa nhen nhóm đã bị ông kìm nén xuống.

Thôi, nghĩ nhiều như vậy, không bằng suy ngẫm một chút nên chinh phạt Ký Châu như nào.

***

Vương thắng ân, sát thụ, lập vũ canh, dĩ ki tử quy, tác 《 hồng phạm 》.

Duy thập hữu tam tự, vương phóng vu ki tử. Vương nãi ngôn viết: Ô hô! Ki tử. Duy thiên yīn chí hạ dân, tương hiệp quyết cư...

Từ trong vườn thanh mai phía xa vọng lên tiếng người đang đọc sách.

Giọng đọc ấy còn trẻ con, nhưng lại tràn đầy sức sống. Tào Tháo nghe thấy giọng nói ấy vô cùng mừng rỡ, y nhân ra người đọc sách chính là hài nhi bảo bối Tào Xung của y, còn quyển sách đang đọc đó là《 Thượng thư - Hồng Phạm 》.

- Quân Minh, Trọng Khang, chúng ta qua xem đi.

Tào Tháo đột nhiên quên mất ý nghĩ xử lý chính vụ trong đầu, cười nói với Điển Vi và Hứa Chử đang theo sát phía sau.

Hai người nhìn nhau, im lặng không nói, chỉ gật đầu.

Ba người đi dọc con đường mòn trong sân, thẳng đến vườn thanh mai. Sương sớm bình minh đã làm ướt vạt áo của Tào Tháo trong khi y không hề để ý. Bước vào vườn thanh mai đã thấy ba thiếu niên đang ngồi chồm hỗm trong đình, ngâm nga bài văn. Hoàn phu nhân thì nhắm mắt, như đang giả vờ ngủ. Tuy nhiên thực tế lại đang lắng nghe ba đứa trẻ đọc.

Tào Xung đang ngâm nga 《 Hồng Phạm 》.

Tuân Vũ thì xem《 Hoài Nam Thư 》

Còn Đặng Ngải ngâm nga những thứ có vẻ quái dị, hình như là binh thư, nhưng Tào Tháo chưa nghe thấy bao giờ.

Tiếng bước chân đã làm kinh động Hoàn phu nhân, nhưng không kinh động đến ba đứa trẻ. Hoàn phu nhân mở to mắt, nhìn thấy Tào Tháo vội vàng định đứng dậy thì đã thấy Tào Tháo đưa tay lên miệng ra hiệu cho nàng đừng quấy rầy bọn trẻ đọc sách, sau đó y đứng bên ngoài đình, vẻ mặt tươi cười rạng rỡ, lẳng lặng lắng nghe... Hoàn phu nhân thấy vậy cũng coi như không có gì, liền nhắm mắt lại.

Một lát sau, mấy đứa trẻ đã đọc xong.

Lúc này Tào Tháo mới cười lớn, vỗ tay khen ngợi.

- Phụ thân!

Tào Xung quay đầu lại, thấy Tào Tháo liền sung sướng chạy lên.

Tào Xung đã hơn tám tuổi, nhìn rất khỏe mạnh, vóc dáng cũng cao hơn nhiều so với bạn cùng lứa. Còn Tuân Vũ và Đặng Ngải vội bước lên trước thi lễ, sau đó cung kính khoanh tay đứng trang nghiêm một bên.

- Ban nãy sách Thương Thư đọc là《 Hồng Phạm 》sao?

- Đúng vậy.

- Nhưng ta nhớ, năm ngoái con đã học qua rồi, sao giờ lại học lại?

Tào Tháo đi vào đình hóng mát ngồi xuống, vẫy tay ra hiệu cho ba đứa trẻ tiến lên.

Điển Vi và Hứa Chử thì đứng khoanh tay bên ngoài đình.

Tào Xung gãi đầu, có chút xấu hổ nói:

- Tiên sinh viết thư hỏi hài nhi về quan điểm bát chính. Hài nhi có chút không hiểu liền quyết định theo lời tiên sinh nói, đọc lại 《 Hồng Phạm 》, còn cả 《 Hóa Thực Liệt truyện 》 và 《 thực hóa chí 》. Hai ngày nay đọc lại cảm thấy rất có thu hoạch, cho nên cứ đọc hết lần này đến lần khác.

- Tiên sinh?

Tào Tháo cho rằng tiên sinh mà Tào Xung nói đến là sư phụ ở Quan học.

Hoàn phu nhân ở bên hạ giọng nói:

- Thương Thư chỉ nhận một tiên sinh, chính là Hữu Học.

- Hả?

Tào Tháo giật mình, chợt mỉm cười.

- Thương Thư vẫn còn thỉnh giáo Hữu Học sao?

- Vẫn chưa từng gián đoạn. Đứa nhỏ này mỗi khi gặp vấn đề đều nghĩ đến việc đi tìm Hữu Học giải thích. Tuy nhiên trước đây Hữu Học bận việc chính sự nên đã phó thác cho Nguyệt Anh và Tiểu Chân giảng giải hộ. Thỉnh thoảng hắn viết thư hỏi bài vở của Thương Thư cũng như đặt ra một số câu hỏi để Thương Thư suy ngẫm. Thỉnh thoảng còn chú ý giới thiệu một số bộ sách, bảo Thương Thư đọc lại.

- Thật sao?

Tào Tháo một năm trở lại đây bận rộn với chiến sự ở Hà Bắc nên đã lơ là việc kiểm tra bài vở của Tào Xung.

Ông cúi đầu, nhìn thoáng qua mấy quyển sách đặt trên án thư liền khẽ nhíu mày.

《 Thượng Thư 》, 《 Hóa Thực Liệt truyện 》, 《 Thực Hóa Chí 》...

Hắn nhận ra, những quyển sách Tào Xung đọc dường như được nối một mạch với nhau, toàn bộ đều liên quan đến thực hóa (thực phẩm và tiền). Ngẩng đầu lên, Tào Tháo nghi hoặc nhìn Tào Xung, một lát sau trầm giọng hỏi:

- Thương Thư, sao lại quan tâm đến chuyện thực hóa như thế?

Tào Xung suy nghĩ một chút rồi cất cao giọng nói:

- Quản tử viết, thương lẫm thật nhi tri lễ tiết. Từ xưa dân coi thực là trời, còn vua lấy dân làm gốc. Từ đó có thể thấy, lương thực là gốc rễ. Tiên sinh nói: không biết lương thực, không thể cai trị thiên hạ! Hài nhi rất xúc động... Năm ngoái khi hài nhi theo học, tiên sinh từng phú một bài thơ: Cuốc lúa ngày giữa trưa, mồ hôi rơi xuống đất. Ai biết được trên bàn ăn, từng hạt lúa đều phải vất vả mới có. Hài nhi lúc ấy không hiểu lắm, nhưng sau khi đọc lại thực hóa mới biết tầm quan trọng của thực hóa (thực phẩm và tiền hàng).

Ánh mắt Tào Tháo tỏ vẻ mừng rỡ, liên tục gật đầu.

Khi giành thiên hạ, có thể không biết tới thực hóa; Nhưng nếu muốn trị vì thiên hạ, sao có thể không biết tới cái này?

Hiện giờ, ông đang giành chính quyền; mà trong tương lai, trị vì thiên hạ phải hiểu được kinh tế dân sinh. Tào Xung bắt đầu coi trọng lương thực, chứng tỏ nó đã bắt đầu chú ý tới chuyện sau này. Nó mới chỉ có tám tuổi nhưng đã có con mắt tinh tường này sao?

Có điều, trong lòng Tào Tháo đang run lên.

Tào Bằng hình như đang chú trọng tới việc bồi dưỡng bản lĩnh cai trị thiên hạ của Tào Xung, lẽ nào, hắn đang...

Ý nghĩ ấy đã xuất hiện thì không thể nào dập tắt được. Trên mặt Tào Tháo dù tươi cười nhưng trong lòng lại có chút thấp thỏm.

- Ừ, Thương Thư nói rất có lý.

Tào Tháo nói rồi cầm lấy một quyển sách khác lên hỏi:

- Tiểu Ngải, ai viết vậy?

- Bẩm Tư Không, chính là cữu phụ ạ.

(Cữu phụ: cậu)

- Vậy sao?

Tào Tháo mở ra, thấy trên trang bìa trong có viết bốn chữ rất lớn《 Tam thập lục kế 》

Khẩu khí lớn lắm!

Ông mở trang bìa trong, nhìn xuống dưới thấy có cương lĩnh chung của ba mươi sáu kế. Căn cứ theo loại mưu kế, có thể chia làm sáu loại là thắng chiến kế, địch chiến kế, công chiến kế, hỗn chiến kế, tịnh chiến kế và bại chiến kế. Phần mở đầu của sách là thắng chiến kế, ghi lại sáu kế sách, lần lượt là giấu trời vượt biển, vây Nguỵ cứu Triệu, mượn đao giết người, đợi địch mệt mỏi mà tấn công, thừa nước đục thả câu và dương đông kích tây. Bên dưới mỗi kế sách đều có phần chú thích tương ứng và chú giải một số trường hợp.

Ví dụ phía sau bốn chữ giấu trời vượt biển này được viết: Bị chu tắc ý đãi, thường kiến tắc bất nghi. âm tại dương chi nội, bất tại dương chi nội. Thái dương, thái âm.

Lùi xuống phía dưới là ba trận chiến điển hình, được dùng để giải thích.

Mà những trận chiến điển hình này phần lớn đều xuất phát từ chiến sự trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, ngoài ra còn có cuộc tranh giành giữa Sở và Hán, cùng với mấy chiến dịch kinh điển từ đời nhà Hán đến nay. Đọc xong, mắt Tào Tháo chợt sáng rực, gật đầu liên tục.

Tuy nhiên trong sách này chỉ chú giải thắng chiến kế, còn năm loại khác lại không ghi chép.

Tào Tháo chợt hỏi:

- Tiểu Ngải, sao cữu phụ ngươi không có các chiến kế khác?

- Cữu phụ nay đang bận công việc nên còn chưa viết ra. Sáu kế sách này là do cữu phụ đã sai người đưa tới vào năm ngoái, bảo tại hạ học khi rảnh rỗi.

Tào Tháo nghe xong, khẽ gật đầu.

- Ý ngươi là, cữu phụ của ngươi vẫn chưa hoàn thành xong cuốn sách này ư?

- Không có... Nguyệt Anh cữu mẫu nói, nếu cữu phụ hoàn thành, chắc chắn sẽ phái người đưa đến. Đến nay không có động tĩnh gì, chắc là chưa xong.

Tào Tháo không kìm được cảm khái:

- Hữu Học, đúng là kỳ tài.

Hoàn phu nhân hạ giọng nói:

- Một năm nay Thương Thư học ở Quan học, khi trở về thường nói, tiên sinh giảng bài không thú vị, không sinh động bằng Hữu Học. Thiếp thân cảm thấy, nếu Hữu Học có tài năng như thế, sao không để hắn trở về, tiếp tục dạy dỗ Thương Thư? Còn hơn mấy thầy đồ kia làm con cháu ngu muội đi. Hơn nữa, Hà Tây lạnh lẽo và nghèo nàn, để hắn ở lại đó...

- Đàn bà thì hiểu cái gì chứ?

Tào Tháo liền lớn tiếng quát:

- Hà Tây là yếu địa để điều khiển Tây Lương, còn là bình phong che chắn ở phía bắc cho Quan Trung.

Trước đây Hữu Học dừng chân ở Hà Tây, cũng là lựa chọn của riêng bản thân hắn... Còn nay, hắn vừa mới đứng vững, sao có thể dễ dàng rời bỏ? Tuy nhiên, phu nhân nói cũng có lý. Thương Thư thông minh, lại được Hữu Học dạy vỡ lòng từ nhỏ nên đã vượt trội hơn hẳn bạn đồng lứa. Đã như vậy, sau này không cần tới Quan học để học nữa, cứ để nó tự phát triển tùy thích...

- Đúng rồi, tiểu Ngải!

- Vâng!

- Sau này nếu cữu phụ ngươi có tác phẩm mới, nhất định phải sao chép một quyển tặng cho ta.

Đặng Ngải vội đồng ý, đang chuẩn bị lui ra thì lại nghe tiếng Tào Tháo nói:

- Khoan đã!

Ông quay đầu khẽ nói với Hoàn phu nhân mấy câu, Hoàn phu nhân mỉm cười, đập nhẹ Tào Tháo rồi đứng dậy rời đi.

Một lát sau, chỉ thấy Hoàn phu nhân dẫn người quay lại.

Trong tay nô tì kia còn bưng một chiếc khay, trên đó bày mấy cuốn thẻ tre.

- Tiểu Ngải, cầm về đi, từ từ phẩm đọc.

- Cái này...

- Đây là《 Tôn Vũ thập tam thiên chú giải 》của ta, vẫn còn chưa hoàn thành xong. Ta thấy quyển tam thập lục kế của cữu phụ ngươi có điểm tương đồng với quyển sách mới của ta, ngươi đã thích binh học thì hãy cầm về từ từ nghiên cứu. Nếu có chỗ nào không hiểu cứ hỏi cữu phụ của ngươi. Có điều nhất định phải chép lại câu trả lời của hắn cho ta, thế nào?

Đặng Ngải nghe vậy vô cùng vui sướng, vội vàng khom người tạ ơn.

Hoàn phu nhân liếc nhìn Tào Tháo, thấy trên mặt ông ta lộ ra nụ cười bí hiểm, khiến nàng giật mình.

Hành động này của Tư Không chẳng lẽ có thâm ý khác?

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play