Tiếng sáo nghẹn ngào, ngân vang trong vùng trời thảo nguyên.
Đêm đã khuya, một ít ánh sáng từ những đốm lửa, làm nổi bật thảo nguyên chăn nuôi Thân Đồ Trạch, tiếng sáo thê lương kia làm cho người ta không khỏi nảy sinh cảm giác buồn. Có tiếng hát từ xa bay tới, làm cho người ta cảm giác bi thương rơi lệ….
Tâm trạng Tào Bằng không được tốt, khoác áo đi ra khỏi quân trướng.
Thể trạng của hắn rất tốt, nhưng vì nhiều nguyên nhân, nên với bên ngoài vẫn lấy cớ ốm không dậy nổi.
Đến thảo nguyên nhiều ngày, khắp nơi cũng đã tiến hành bàn bạc. Lưu Quang thì hoặc sáng hoặc ngầm thảo luận với Hô Trù Tuyền, mà Điền Dự thì bí mật liên hệ với các bộ hào của Hung Nô. Mặc dù cùng một sứ đoàn nhưng không có lập trường chung, chuyện mà Lưu Quang phải làm, Điền Dự tất nhiên phản đối, mà cho dù Điền Dự có kiên trì làm, Lưu Quang cũng phủ định nó.
Tuy nhiên việc này, không có quan hệ gì với Tào Bằng cả.
Đi sứ lần này, Tào Bằng còn một nhiệm vụ nữa đó là tìm con gái của Thái Ung - Thái Diễm.
Nhưng sa mặc mù mịt, thất lạc mấy trăm bộ lạc, thậm chí cả nghìn …. Càng không nói đến thảo nguyên Tiên Ti rộng lớn, còn có vô số bộ lạc người Hồ nữa. Trong tình huống này, tìm một nữ nhi, chẳng khác gì mò kim đáy bể cả.
Thái Diễm lúc trước bị người Hồ bắt đi, có trời mới biết là đang lưu lạc phương nào.
Có lẽ đã chết, cũng có thể đã trở thành nữ hầu cho hoàng thân quốc thích nào rồi, ít nhất thì cũng có manh mối mới tìm được chứ. Một nữ nhi bình thường, bị bắt hỗn tạp với nhiều nữ nhi người Hán khác, ai có thể biết được thân phận của nàng ta chứ?
Tào Bằng đã từng hỏi một số bộ tộc Hung Nô về nữ nhi người Hán, nhưng không tìm ra manh mối.
Cũng không biết, trong lịch sử tại sao Thái Văn Cơ được tìm ra. Tuy nhiên điều này chứng tỏ, Thái Văn Cơ ở trong bộ lạc Hung Nô không có tiếng tăm gì. Vì thế mà khi Tào Bằng sai người đi tìm hiểu ở rất nhiều bộ lạc mà vẫn không có tin tức gì cả.
(đệ nhất phách trên đây, tả cảnh bị bắt cóc và bị ô nhục)
Tào Bằng hiện giờ đã khác nhiều so với lúc trước.
Đặc biệt ba năm trở lại đây, dưới sự đốc thúc của Hoàng Nguyệt Anh, hắn đã nhanh chóng ôn luyện văn thơ, tuy rằng không thể xuất khẩu thành thơ, nhưng ít nhiều cũng có thể đánh giá được nội hàm ý tứ được lắng đọng trong ý thơ.
Tiếng ca và tiếng Hồ già (tiếng sáo) phối hợp với nhau càng tạo nên sức mạnh.
Ca từ rất thích hợp với đặc điểm của sáo.
Hồ già (sáo) là một loại nhạc cụ dùng lá cỏ cuốn lại thành hình ống hoặc hình nón, dùng để thổi. Sách Thái bình ngự lãm ghi lại rằng: người thổi Hồ già, là người Hồ, cuốn lá cỏ thổi để mua vui, gọi là Hồ già.
Ban đầu, đại thể là giữa thời Tần Hán.
Người phát minh là ai, sớm đã không thể tìm ra được rồi.
Mà tới thời Hán, lại xuất hiện hai loại sáo. Một loại là ống tách ra, do lau sậy chế thành, trên ống có ba lỗ sáo, chủ yếu lưu hành trong khu Tái Bắc, cũng chính là loại sáo mà Tào Bằng đang nghe bây giờ, một loại sáo khác, sau khi Tây Vực được thông lại, thân ống làm bằng gỗ, có ba lỗ, gọi là hoàng sáo, lưu hành trong khu vực Trung Nguyên.
Loại sáo này ở triều Nam Bắc, về sau dần dần được thay thế bởi loại sáo bảy lỗ, rồi sau đó biến mất trên lãnh thổ Trung Nguyên.
Điều Tào Bằng tò mò chính là ca từ tuyệt đẹp này kết hợp với âm luật tạo ra một sức mạnh kỳ diệu, cực kỳ sống động.
- Bài thơ này là người nào sáng tác thế?
- Ồ…cái này, để ta đi hỏi thử xem sao.
Chỉ một lát sau, mấy người luyện võ công, vội vàng chạy đến cung kính nói:
- Công tử, nghe nói đây là vương phi của Tả Hiền vương làm.
Vương phi của Tả Hiền vương?
Đó không phải là vợ của Lưu Báo sao!
Tào Bằng giật mình:
- Hỏi thăm một chút, vương phi của Tả Hiền vương là người như thế nào, là người Hồ hay nhà Hán, danh tính là gì?
- Dạ!
Hàn Đức dạ một tiếng, vội vàng chạy xuống đi thăm dò việc này.
Tào Bằng trở về quân trướng, hai mày cùng nhíu lại.
Nữ nhi có tài hoa như thế có rất nhiều, nhưng nữ như có thể làm tốt như thế, có năng lực dung nhập giữa nhạc luật và ca từ, chỉ sợ….
Chỉ có điều, Tả Hiền vương Lưu Báo, e rằng sẽ khó đối phó.
Tào Bằng từng bí mật nhìn thấy người này một lần, Lưu Báo là người trẻ trung khỏe mạnh, tràn đầy nam tính. Ước chừng khoảng ba mươi tuổi, dáng không cao lắm, nhưng phẩm chất cao quý. Đó là đặc tính phổ biến của người Hung Nô, nghe nói hình dáng của người Hung Nô không cao bằng người Hán, có chút khác nhau so với người Hung Nô đời sau. Người Hán trung bình cao hơn người Hồ, nhưng đời sau, ngược lại ở dân tộc thiểu số, đặc biệt là những dân tộc sống trên những khu đất hoang ở biên cương, đều cao hơn người Hán ở Trung Nguyên.
Cái này có lẽ là sự đại dung hợp của dân tộc tạo nên chăng…
Tào Bằng cảm nhận ra, Lưu Báo đúng là có chút sợ hãi Tào Tháo, những cũng có chút bài xích Tào Tháo.
Hắn dường như cũng có một chút khuynh hướng hướng đến nhà Hán, vài lần liên minh bàn bạc, Lưu Báo đều trầm mặc không nói.
Nhưng nhìn vào cặp mắt sáng quắc của con người kia, Tào Bằng nhìn ra con người này đúng là có dã tâm rất lớn với Trung Nguyên.
Lưu Báo là ai?
Có lẽ, trong lịch sử con người này không được nổi tiếng cho lắm.
Nhưng hắn có một đứa con cực kỳ nổi danh….
Đó chính là Lưu Uyên, đánh bại Tây Tấn, hoàng đế thành lập của ngũ hồ mười sáu nước Hung Nô Hán Quốc, cũng là thủ lĩnh người Hồ đầu tiên phát động dùng dao mổ với người Hán. Tào Bằng biết Lưu Uyên, nhưng thực sự là không biết rõ Lưu Báo. Có điều bản năng mách bảo khiến hắn bài xích người này. Về phần Hô Trù Tuyền, đã dần dần già rồi…. người này, cũng không đủ để khiến Tào Bằng sợ hãi.
Trong vài ngày ở hội liên minh, Tào Bằng cũng có chút hiểu biết cơ bản về Nam Hung Nô.
Chính quyền của Hung Nô hơi có chút phong cách tam vị nhất thể: Tổng thủ lĩnh bộ lạc Đại Thiền Vu, dưới có Tả, Hữu Hiền Vương phân nhau để trị, hình thành một hệ thống cực kỳ hoàn chỉnh. Ba người hợp tác đề phòng bài trừ lẫn lẫn nhau, thậm chí giữa các bộ lạc cũng thường xuyên phát sinh những xung đột nho nhỏ…. Hô Trù Tuyền đúng là có thế lực thống trị, dường như cũng không đủ mạnh mẽ như Vu Phu La lúc trước, đủ để khiến cho Tả Hiền Vương Lưu Báo trở thành một phe riêng.
Mà Hữu Hiền Vương Khứ Ti, năm đó vốn là tiểu soái dưới trướng Hô Trù Tuyền.
Chỉ bởi vì đã cứu tính mạng Hô Trù Tuyền, sau lại dốc hết sức giúp đỡ Hô Trù Tuyền, sau khi Hô Trù Tuyền lên đài, mới có được chức vị Hữu Hiền Vương. Luận về xuất thân, Khứ Ti cũng không thể đánh đồng với Lưu Báo. Nhưng người này lại hơn ở dũng mãnh hiếu chiến, thanh danh cũng không kém. Gã nắm giữ thành Thụ Hàng, đối mặt với đại nhân Kha Bỉ Năng trung bộ Tiên Ti, tuy là quân số không thể so được với Lưu Báo và Hô Trù Tuyền, nhưng lại có vẻ dũng mãnh thiện chiến, cho nên Hô Trù Tuyền cực kỳ nể trọng người này.
Thái độ của Khứ Ti có vẻ rất mờ ám.
Gã vừa không giao lưu nhiều với Lưu Quang, vừa không có sự tiếp xúc gì với Điền Dự.
Xem bên ngoài, sự trung thành của Khứ Ti chỉ có Hô Trù Tuyền mới có thể cảm nhận được, nói tóm lại Hô Trù Tuyền cũng có sự đề phòng. Dựa theo tình hình hiện tại mà suy xét, ba người Hô Trù Tuyền, Lưu Báo, Khứ Ti kiềm chế lẫn nhau, khiến cho Hung Nô duy trì được trạng thái vững vàng. Bọn họ nắm giữ mảnh đất Hà Sáo màu mỡ, một mặt nghỉ ngơi lấy lại sức, một mặt như hổ rình mối đối với miếng mồi Trung Nguyên. Mấy năm nay, Nam Hung Nô bên ngoài tỏ ra thần phục, nhưng trên thực tế còn xâm phạm Trung Nguyên nhiều hơn cả trung bộ Tiên Ti của Kha Bỉ Năng. Dù sao thì hiện giờ Kha Bỉ Năng vẫn còn bị Yến Lệ Du uy hiếp.
Nếu…
Chỉ là nếu!
Nếu Thái Diễm là vương phi của Tả Hiền Vương Lưu Báo thì Lưu Báo sẽ cam tâm tình nguyện để hắn đưa Thái Diễm về Trung Nguyên sao?
Dù đổi lại là Tào Bằng, tuyệt đối sẽ không đồng ý.
Ngoài trướng vải, tiếng sáo dần dần rồi dừng lại, tiếng ca cũng chìm xuống dưới.
Thân Đồ Trạch đắm chìm trong màn đêm yên tĩnh, tất cả mọi người đắm chìm vào những giấc mộng đẹp.
Hàn Đức tìm hiểu tin tức từ bên ngoài: Vương Phi của Tả Hiền Vương là người Hán, tên họ là gì nghe không rõ lắm. Nghe nói lúc trước Đổng Trác bị giết, khi Lý Thôi, Quách Dĩ gây loạn ở Quan Trung, Lưu Báo từng dẫn quân đi bắt vô số những người nữ nhi nước Hán. Vương Phi chính là một trong số những người nữ nhi bị bắt đi lúc đó, đầu tiên được một bộ lạc coi trọng, sau dâng lên cho Tả Hiền vương Lưu Báo làm Vương Phi như hiện nay. Vương phi sinh hạ được một trai một gái, nam tên A Địch Quải khoảng tám tuổi, nữ tên A Mi Quải khoảng năm tuổi. Nghe nói vị vương phi này rất ít khi xuất đầu lộ diện.
Tào Bằng có chút đau đầu!
Thời gian địa điểm, còn cả sự kiện phát sinh, đều phù hợp, hơn nữa tính cách cũng giống không sai một chút nào.
Chỉ có điều không có tên họ, nói chung khó xác định được danh tính.
Nếu chẳng may làm sai, có phải là làm trì hoãn đại sự không?
- Công tử, nghe nói vị Vương Phi này làm mấy bài thơ ca, rất được ưa thích ở đây. Ta đã cho người đi dò hỏi, đem những bài thơ ca ấy mang lại đây… Công tử nếu người không ngại có thể xem qua một chút.
(phách thứ tư trên tả nỗi nhớ quê hương than phận bạc)
Hồ già thập bát phách!
Đây chẳng lẽ chính là hồ già thập bát phách nổi tiếng sao.
Trong lòng Tào Bằng gần như có thể nhận ra Vương phi của Tả Hiền Vương chính là Thái Văn Cơ.
Nhưng dù sao đây cũng chỉ là suy đoán, chưa thể chắc chắn được.
Tào Bằng trầm ngâm một lát hạ giọng nói:
- Hàn Đức, sáng sớm ngày mai, ngươi đến doanh địa của Tả Hiền Vương điều tra thử, xem xét tình hình rồi quyết định sau.
Hàn Đức nói:
- Có cần gọi Sỹ Nguyên không?
- Không được, Sỹ Nguyên hai ngày này giúp Quốc Nhượng, không nên để hắn lộ diện. Ngươi và Vương Song, cùng bốn gã Phi Mạo đi theo là được. Bây giờ tuy chúng ta đang ở đất người Hồ, nhưng ta không tin, có ai gây khó dễ cho ta được.
- Tuân mệnh!
Tào Bằng vung tay ra lệnh cho Hàn Đức lui xuống.
Hắn ngồi trong lều, mang mấy áng thiên văn ra đọc dưới ánh nến.
Trong một tòa đại trướng cách nơi sứ đoàn dừng chân khoảng ba mươi bước chân, có một người phụ nữ khoảng hai mươi bảy, hai mươi tám, nằm nghiêng trên sạp, vỗ nhẹ lên tay bé gái nằm bên cạnh, dùng tiếng Hung Nô hát dân ca, khuôn mặt biểu lộ vẻ mơ màng.
Lại không biết, quê hương cũ có người còn nhớ ta không?
Trời đã sáng, mặt trời đã mọc lên.
Thảo nguyên yên tĩnh tỏa ra sức sống mỏng manh. Những mục dân lùa trâu ngựa, tiếng ca to rõ ngân nga trên vùng trời thảo nguyên.
Tào Bằng mặc thường phục, mang theo bốn gã Hàn Đức Vương Song và Phi Ly, Thi Thi Nhiên rời khỏi nơi trú quân của Sứ đoàn.
Đoàn người cưỡi ngựa hướng đến nơi ở của HIền Vương. Phía trước trên đường là nơi ở của dân tộc Hung Nô qua, Tào Bằng lần lượt dặn dò đám người Hàn Đức. Vì lần này đi sứ ải Bắc, Tào Bằng cũng đã chuẩn bị không ít, đặc biệt đối với phong tục người Hung Nô, Tào Bằng rất có nỗ lực. Đang buổi trưa, xa xa thấy một đội thiết kỵ từ trong nơi trú quân đi ra...
Đây là nhân mã của Tả Hiền Vương Lưu Báo, hướng đi về phía nơi sứ đoàn dừng chân.
Tào Bằng nheo mắt lại, dẫn người né tránh đám người của Lưu Báo. Đợi nhân mã của Lưu Báo đi xa một lúc rồi mới chậm rãi tới gần nơi ở của dân tộc Hung Nô.
Vương trướng của Tả Hiền Vương Lưu Báo, diện tích rất rộng.
Đánh giá sơ bộ, trên Mục Nguyên này ít nhất có mấy vạn người, đây cũng là Lưu Báo dựa trên nền tảng Nam Hung Nô.
Dưới Vương trướng, còn có rất nhiều bộ lạc phụ thuộc.
Căn cứ nhân khẩu người nhiều hay ít, những bộ lạc nhiều người hoặc xưng là Hào Thũng hoặc xưng là Tiểu Soái.
Nói chung, có chi phối từ ba nghìn người trở lên, có thể làm Hào Thũng, mà dưới ba nghìn người, có thể làm Tiểu Soái.
Nếu như vẽ ra một bản đồ cơ cấu, thì có thể thấy rõ toàn bộ hệ thống dân tộc Hung Nô.
Thiền Vu lớn nhất, dưới là Tả Hữu Hiền Vương. Dưới Tả Hữu Hiền Vương, là các bộ lạc Đại Nhân cũng xưng là Hào Thũng. Hào Phế trở xuống, lại có rất nhiều bộ lạc nhỏ phụ thuộc vào làm Tiểu Soái...Như vậy đã hình thành một cơ cấu hình kim tự tháp.
Những năm gần đây, Nam Hung Nô có mối liên hệ trực tiếp với Trung Nguyên.
Đặc biệt từ sau khi Hô Trù Tuyền kế nhiệm thì càng quan hệ chặt chẽ với Trung Nguyên.
Cho nên lúc đám người Tào Bằng tiến vào nơi ở của Tả Hiền Vương cũng không bị kiểm soát nhiều, càng không có người gây khó dễ cho bọn họ.
- Nhà Hán lang, có chuyện gì?
- Cô nương mỹ lệ, chúng ta đi đường rất xa, tới Mục Nguyên mỹ lệ này...Miệng khô lưỡi khát, cho nên muốn xin chút đồ ăn.
Trên cơ bản mà nói, lúc này người Hung Nô đối với người Hán vẫn còn khách khí.
Dù sao từ cấp độ nào đó mà nói, người Hung Nô bị phụ thuộc vào tình trạng quy phục và chịu giáo hoá, cho nên lúc Hàn Đức dùng ngôn ngữ dân tộc Hung Nô lưu loát nói chuyện cùng với họ, một phụ nữ liền lấy ra đồ ăn và rựu, nhiệt tình chiêu đãi bọn họ. Trong đó, còn có không ít nữ tử nhà Hán hình như cũng đã quen với cuộc sống trên thảo nguyên. Các nàng vây lấy đám người Tào Bằng, hỏi tin tức cố hương. Mỗi người đều rất nhiệt tình...
Thảo nguyên, vật chọn tự nhiên! Nữ tử có thể sinh tồn đương nhiên các nàng không phải tầm thường. Tuy nhiên, nhắc tới quê nhà, những nữ tử này lại chảy nước mắt.
- Nhà Hán Lang, hát một bài về quê hương đi.
Một phụ nữ ba mươi tuổi, nhìn Tào Bằng khẩn cầu nói.
- Chúng ta rời quê hương hầu như sắp quên hết cả dân ca của quê hương rồi...Không biết hiện giờ quê hương có bài hát mới gì?
Vương trướng xa xa, đứng nguy nga sừng sững.
Trên đỉnh trướng kia vàng rực, dưới ánh mặt trời lóe sáng.
Đó chính là nơi ở của Tả Hiền Vương Lưu Báo.
Xung quanh Vương trướng, có quân tốt thủ vệ dân tộc Hung Nô. Tào Bằng có thể mơ hồ nhìn thấy bên ngoài lều lớn kia mấy thiếu niên dân tộc Hung nô đang chơi đùa.
Làm sao có thể khiến cho Vương phi tới đây?
Tào Bằng suy nghĩ một chút, đột nhiên cười nói:
- Ta có một khúc, có thể ca.
Hắn kêu Hàn Đức lấy chiếc đàn cổ từ trong bọc trên lưng ngựa xuống, đặt ở trước người. Cổ nhân bình luận tài học, ngoại trừ thi từ ca phú, văn chương kinh điển ra, còn là cầm kỳ thi họa. Làm sĩ phu, không hiểu cầm kỳ thi họa sẽ bị người khác chế nhạo. Tào Bằng ba năm lại đây dưới sự đốc thúc của Hoàng Nguyệt Anh cũng có chút thông âm luật, có thể tấu được vài khúc...
Hắn ổn định tinh thần, ngón tay đặt lên huyền cầm.
Tiếng đàn khoan thai cất lên ngân vang tại nơi chân trời.
"Cây già héo khô trong chiều tối. Cầu nhỏ nước chảy bên nhà, ngựa đi qua lối cũ, nắng chiều xuống phía tây, nơi thiên nhai có người đứng, thắt ruột gan..."(1)
Theo từng giai đoạn, âm thanh càng lúc càng cao vút, trong tiếng hát của Tào Bắng, ít hoặc nhiều đều có một loại cảm giác tang thương.
Càng về sau, dây thanh càng thuần thục, khiến cho trong tiếng ca của Tào Bằng có chứa một tia từ tính.
Khúc ca ngừng lại, các nữ tử xung quanh đều lộ ra vẻ bi thương.
Thậm chí có người còn âm thầm rơi lệ...Đối với các nàng mà nói, làm sao không thắt ruột gan chứ? Những người rời xa quê hương đều đau thắt cõi lòng!
Trong Vương trướng xa xa, một nữ tử đi ra.
Nàng mặc chiếc váy người Hồ màu trắng, còn khoác một chiếc áo lông thú ngắn.
- Mẫu thân, sao người lại ra ngoài?
Một bé gái nhỏ chạy tới, ôm lấy cổ chân nữ tử, ngây thơ hỏi.
Cô bé nói bằng tiếng Hán, giọng nói thánh thót êm tai. Nữ tử mỉm cười, cúi người xuống ôm con gái vào lòng.
- A Mi Quải, là ai vừa ca vậy?
- Hình như là tiếng ca truyền đến từ bên kia... Ca ca nói, mấy người nhà Hán Lang tới. Tuy nhiên ông ta hát thật khó nghe, không hay bằng tiếng đàn của mẫu thân.
Nữ tử nhìn theo hướng ngón tay của A Mi Quải chỉ, giật mình, đột nhiên nói:
- A Địch Quải, chúng ta qua đó xem đi.
Một thiếu niên tráng kiện cười ha ha chạy tới.
- Nhà Hán Lang, ngươi hát thật hay, nhưng quá bi thương! Có thể đổi bài khác được không?
Tào Bằng nghe vậy mỉm cười, qua khóe mắt lơ đãng nhìn lướt về hướng Vương trướng, thấy một phu nhân ôm một bé gái, dắt tay một bé trai chậm rãi đi đến. Là nàng sao? Trong lòng Tào Bằng nghi hoặc. Trông trang phục giản đơn của nàng dường như không phải nữ tử Hung Nô tầm thường. Thế nhưng búi tóc lộ vẻ rối tung che khuất gương mặt, cho nên nhìn không rõ lắm.
"Chàng từ cố hương tới
Chắc biết rõ chuyện của cố hương
Trước ngày chàng đến đây
Cây mai trước cửa sổ đã nở hoa chưa"
Một tiếng đàn, một bài thơ...
Nữ nhân chợt dừng bước, ngơ ngác nhìn sang hướng bên này.
Chỉ thấy hai gò má nàng hơi giật giật, một lát sau đột nhiên xoay người, bước đi về hướng Vương trướng.
- Mẫu thân, vì sao lại quay về?
- Nương có chút không khỏe..A Địch Quải, con đi mời người đang hát kia vào trong trướng, ta có chuyện hỏi hắn.
A Địch Quải vâng một tiếng, bước nhanh về phía Tào Bằng.
Lúc này Tào Bằng cũng đang chú ý tới phản ứng kia của nàng, vì vậy tiếng ca theo đó mà biến đổi:
"Mạc tín nhân ngôn, hủy bất như hùng, ngõa bất như chương. Vi mạnh kiên bổ sử, ban chiêu tài học, trung lang truyện nghiệp, thái tỏa từ chương, tẫn tẩy duyên hoa, diệc vô anh cách, do đái mai đàn quốc lý hương..."
Chỉ thấy bước chân của nàng loạng choạng, suýt nữa thì ngã xuống đất.
- Mẫu thân, người làm sao vậy?
A Mi Quải nũng nịu hỏi.
Nữ tử đã lệ rơi đầy mặt.
- Nhà Hán Lang kia, ngươi hát loạn gì đó?
A Địch Quải chạy tới, ngón tay chỉ vào mũi Tào Bằng, lớn tiếng quát:
- Nương ta gọi ngươi qua, còn không đi mau.
- Nương ngươi là ai?
Tào Bằng giả vờ không biết hỏi.
Vừa có người đưa ra đáp án, trong lòng Tào Bằng sung sướng nhưng trên mặt lại tỏ ra nghi hoặc.
Hắn ra hiệu bảo đám người Hàn Đức chờ, còn mình đi theo A Địch Quải vào trong đại trướng. Chỉ thấy nữ tử đó đang ngồi ngay ngắn ở giữa phòng, tóc mây chải vuốt vấn thành kiểu tóc của nữ tử người Hán, ngơ ngác nhìn Tào Bằng tiến vào.
- Ngươi là ai?
Tào Bằng hít một hơi thật sâu:
- Ta là một thương nhân, phụng mệnh chủ gia đến thảo nguyên này tìm con gái ân sư cho chủ gia.
- Vậy chủ gia nhà ngươi, là người phương nào?
- Dám hỏi cô nương là ai?
Nữ nhân lẳng lặng nhìn Tào bằng, sau một lúc lâu bình ổn lại tâm trạng.
"Văn chương Thái Diễm, đã rửa nỗi duyên hoa, cũng không trói buộc được phẩm chất, vẫn mang theo tiếng thơm quê hương".
Chiêu Cơ thẹn không dám nhận sự khen ngợi đó, mười hai năm trôi qua, Chiêu Cơ không ngờ còn có người nhớ đến tên của Chiêu Cơ.
Tào Bằng trầm tĩnh như nước, chăm chú nhìn nữ tử ngồi giữa chiếu.
Trải qua phong sương vẫn không che giấu được khí chất tao nhã. Làn da có vẻ thô ráp nhưng vẫn gữ được như trước kia làm lay động lòng người. Tào Bằng tiến lên, chắp tay vái chào:
- Tại hạ Tào Bằng, phụng mệnh của Tào Tư Không đặc biệt lên phía Bắc tìm kiếm hỏi thăm Thái đại gia...
A Mi Quải đứng bên cạnh nàng cũng bị liên lụy theo khóc lên...A Địch Quải xông đến, nắm lấy vạt áo của Tào Bằng.
- Tên xấu xa này, dám làm nương ta khóc.
Thiếu niên Hung Nô này y hệt như con hổ nhỏ nắm chặt lấy vạt áo Tào Bằng mà đánh.
Tào Bằng vươn tay ra một tay bắt lấy tay A Địch Quải lại. Thân thể thiến niên tuy rằng tráng kiện nhưng ở trong tay Tào Bằng lại không làm gì được.
- A Địch Quải, không được vô lễ!
Thái Diễm vội vã ngừng khóc, lớn tiếng quát A Địch Quải
- Xin tiên sinh buông tay, Ai Địch Quải chỉ là...
Không đợi Thái Diễm nói hết, Tào Bằng đã buông A Địch ra, ngồi xổm xuống, một tay giữ trán A Địch để mặc cậu bé làm gì thì làm.
- Thái đại gia yên tâm, ta sẽ không làm cậu bé bị thương đâu...Lần này đến đây chỉ là muốn nghênh đón Thái đại gia quay về quê hương.
Về nhà?
Đây là một từ khiến người ta rung động.
Lưu lạc lên phía Bắc mười hai năm, Thái Diễm từng vô số lần nghĩ đến từ này, nhưng kết quả là...
Nàng ổn định tinh thần, vươn tay ôm A Mi và A Địch vào lòng:
- Mạnh Đức công chính là Tư Không phải không?
- Đúng vậy.
Thái Diễm ngước khuôn mặt vô cùng thùy mị lên, nhìn Tào Bằng hỏi:
- Thế nhưng, ngươi định đưa ta về nhà như nào?
- Ta đương nhiên sẽ khẩn cầu Tả Hiền Vương.
- Không được!
Thái Diễm đột nhiên lớn tiếng:
- Tả Hiền Vương sẽ kiên quyết không cho mẹ con ta quay về.
Tào Bằng nhạy bén nhận ra, Thái Diễm dùng từ "mẹ con ta" mà không dùng từ "ta" như trên lịch sử. Thái Diễm đã có vết đen, dù cho nàng có trở về quê hương thì việc từ bỏ hai con đã khiến nhiều người cho rằng Thái Diễm là một người có tâm địa ác nghiệt, không quan tâm đến hai người con. Nhưng hiện tại xem ra, nàng vô cùng yêu con, hoàn toàn không phải làm bộ.
Thử nghĩ, Lưu Báo thả cho Thái Diễm quay về, đó là vì bất đắc dĩ.
Hắn có thể thả Thái Diễm nhưng tuyệt đối không rũ bỏ cốt nhục của mình...Chỉ là, số phận sau này của Thái Diễm có kết cục như nào trong sử sách dường như không ghi chép hành trình lên phía Bắc. Điều này đã hoàn toàn vượt ra khỏi sự hiểu biết của Tào Bằng. Hắn có thể tìm được Thái Diễm là đã vô cùng may mắn rồi. Có thể tưởng tượng ra việc muốn mang được hai người con đi dưới tai mắt của Lưu Báo sợ rằng không dễ dàng. Trong lịch sử, vì sao Thái Diễm dứt bỏ hai con? Chân tướng không ai biết.
Tào Bằng nhìn Thái Diễm ôm chặt hai con vào lòng, do dự một chút nói:
- Nếu Thái đại gia nguyện ý quay về, ta đương nhiên dốc sức đưa hai đứa nhỏ về cùng.
Thái Diễm nghe vậy, trên mặt lộ ra sự vui mừng.
- Có thật không?
- Tào mỗ bất tài, nếu đã nói ra thì kiên quyết không đổi ý. Chỉ là trước tiên, xin Thái gia nhẫn nại một chút...Để ta quan sát tình hình sau đó sẽ tính toán.
Lúc Tào Bằng nói ra điều này đã âm thầm hạ quyết định.
Mặc kệ trong lịch sử nguyên nhân gì mà Thái Diễm từ bỏ hai con, nhưng hiện tại nếu hắn đã tới tuyệt đối sẽ không để nàng bị bêu danh.
(1): Bài thơ Thiên tịnh sa - Thu tứ - 天淨沙-秋思 của Mã Trí Viễn
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT