Tào Bằng cũng không làm Tào Hồng mất mặt nên vui vẻ đồng ý.

Nhưng Tào Hồng lại lấy Đặng Phạm làm biệt bộ Tư Mã tới trấn thủ Hạ Tương.

Tại sao lại là Đặng Phạm mà không phải là đám người Phan Chương, Hạ Hầu Lan?

Luận năng lực, tài học thì Phan Chương và Hạ Hầu Lan, thậm chí cả Vương Húc đều mạnh hơn Đặng Phạm.

Nhưng đừng quên, Đặng Phạm còn có một thân phận khác đó là lão ngũ. Nói một cách khác, Đặng Phạm cũng giống như Tào Bằng đều là người một nhà. Trong tình hình như vậy, Tào Hồng tất nhiên là chọn Đặng Phạm chứ không phải là Phan Chương và Hạ Hầu Lan. Có điều Tào Bằng cũng không quên công của hai người đó.

Ngay cả Bộ Chất lớn lên ở Khúc Dương cũng đều được phong làm biệt bộ Tư Mã, coi như là một sự công bằng. Tào Hồng lệnh cho họ làm Biệt bộ Tư Mã nhưng mạnh hơn chức biệt bộ Tư Mã trước đây của họ. Trước đây, Tào Bằng lệnh cho họ làm biệt bộ Tư Mã không có sự chấp thuận của triều đình. Nhưng Tào Hồng phong cho họ làm biệt bộ Tư mã thì đó là quan chức có đăng ký trong tiêu đình, cũng coi như trở thành quan lại trong triều.

Tất cả đều hưởng lộc hai trăm thạch nên so với trước kia hoàn toàn khác.

Lấy một ngàn bảy trăm người đổi lấy tương lai của mọi người, đồng thời giảm bớt rắc rối cho mình thì tại sao Tào Bằng không làm?

Vì vậy mà Phan Chương, Hạ Hầu Lan cùng theo Đặng Phạm ra trấn thủ Hạ Tương. Tào Bằng chỉ để lại Cam Ninh ở bên cạnh. Tháng mười một ở Từ Châu, thời tiết rất lạnh. Dưới vọng lâu, ba trăm binh lính mặc trang phục chỉnh tề đeo đao, cầm mâu, lưng khoác cung đứng trang nghiêm xung quanh.

Cam Ninh đứng bên cạnh Tào Bằng cũng thay cẩm bào trên người bằng áo khoác dầy.

Áo khoác này giống như trang phục áo choàng, bên trong có một bộ trát giáp ngư lân. Loại giáp này được ghép lại từ nhiều miếng sắt nhỏ, nặng tới bốn mươi cân. Nếu như không phải là người khôi ngô như Cam Ninh thì không thể nào mặc. Mà cũng không phải người nào cũng được mặc loại giáp đó. Tào Bằng cướp được Hạ Tương, tìm trong kho được bộ trát giáp đó liền tặng Cam Ninh.

- Công tử sao không nói gì?

- Ta đang suy nghĩ làm thế nào mới cứu được người nhà của Lữ Bố.

Cam Ninh nói:

- Chuyện này có gì đâu. Bảo quản gia của Lữ Bố đưa họ ra không được sao?

- Việc này đâu dễ như vậy.

Tào Bằng vừa cười vừa nói nhỏ:

- Thủ hạ của Lữ Bố không có tâm. Hơn nữa, Lữ Bố vẫn còn ôm ảo tưởng thì làm sao có thể để cho quản gia đưa họ ra ngoài? Muốn đưa người nhà hắn ra thần không biết, quỷ không hay thì điều đầu tiên là phải giữ bí mật. Còn có một điểm nữa là ta không cứu được Lữ Bố. Làm sao có thể khiến cho y không còn cái ảo tưởng kia nữa thì ta chưa nghĩ ra.

- Vậy...

- Việc này không vội. Lữ Bố chưa tới bước đường cùng sẽ không chịu theo.

- Tới bước đường cùng? - Cam Ninh hỏi:

- Vậy phải đợi tới khi nào?

Tào Bằng xoa gò má rồi trả lời:

- Có lẽ vào đêm nay.

Ngày hai mươi chín tháng mười một năm Kiến An thứ ba, sắc trời trở nên âm u.

Sau một đêm gió lạnh, nhiệt độ không khí nhanh chóng giảm xuống. Tới buổi trưa, bông tuyết như lông ngỗng từ trên trời bay lả tả xuống mặt đất. Từ Châu đón đợt tuyết đầu mùa.

Trận tuyết rơi càng lúc càng lớn mãi cho tới giờ Sửu mới dừng.

Gió to cuốn bông tuyết bay khắp nơi khiến cho tầm nhìn của mọi người bị cản trở. Thời tiết thế này đúng là không thể tấn công Hạ Bì. Vì vậy mà Tào Tháo hạ lệnh tạm dừng tấn công một ngày, đợi sau khi tuyết ngừng rơi thì mới tấn công tiếp. Đồng thời y hạ lệnh cho các đội binh mã lui về phía sau mười dặm.

Trong quân doanh ở phía thành Nam, Tào Bằng, Tào Hồng, Cam Ninh nhân lúc rỗi rãi liền gọi Điển Mãn, Hứa Nghi tới trướng khai chiến. Một cái bàn được kê lên, trên đó trải một tấm thảm bằng da hươu trắng. Trên tấm da hiếu có đặt một bộ bài mạt chược bằng phỉ thúy.

Tào Hồng cười ha hả đánh ra một quân bài:

- Ván bài này lão tử thắng chắc rồi.

Điển Mãn đỏ mắt nói nhỏ:

- Thắng hay thua còn chưa biết.

Cam Ninh không nói tiếng nào nhưng nét mặt cũng rất nôn nóng. Còn Hứa Nghi thì tái mặt, rõ ràng là thua rất nhiều.

- Tối nay đúng là không may.

Ngoài lều lớn tối như mực, không hề có một tiếng động.

Ngoại trừ quân tuần tra, tất cả đều chui vào lều, không ai chịu chui ra ngoài.

- Công tử! Ngài nói Lữ Bố có thể bí mật đánh úp doanh trại hay không?

- Không hay... Có điều cũng không cần phải lo, trong quân doanh đã chuẩn bị kỹ. Nếu Lữ Bố mà ra khỏi thành thì chỉ có tự tìm đường chết.

Đặng Chi nói nhỏ:

- Vậy chuyện kia thế nào?

Tào Bằng nhìn xung quanh:

- Ta đã lệnh cho Sở Qua trà trộn vào trong thành. Tên tiểu tửu đó nhanh nhẹn có thể tìm được một cơ hội.

- Chỉ mong có được. - Đặng Chi thở ra một cái.

- Ta cảm thấy lần này chúng ta hơi mạo hiểm.

- Mạo hiểm hay không thì chúng ta cũng ở đây. Đại trượng phu ân oán phân minh, cho dù biết nguy hiểm thì có một số việc vẫn phải làm.

Đặng Chi gật đầu khen ngợi.

Những năm cuối thời Đông Hán, những khái niệm có phần không rõ ràng, thậm chí có chút mơ hồ.

Từ xưa tới nay tư tưởng độc chiếm thiên hạ khiến cho mọi người suy xét tới đầu tiên đó là gia đình. Còn cái gọi là trung thì cũng có. Tuy nhiên cái khái niệm đó và khái niệm với quốc gia cũng giống nhau đều rất mơ hồ. Mọi người bình xét một người là tốt hay xấu thì điều đầu tiên nếu suy xét từ chữ "Nghĩa." Chữ "Nghĩa" ở đây là thế nào? Nó bao hàm một phạm vi rất rộng, nhất thời không thể nói rõ.

Hiếu với cha mẹ, trung với nước, tình với bằng hữu... Tất cả những cái đó đều có thể gom vào một chữ "nghĩa".

Chữ "nghĩa" được truyền từ thời Khổng Tử cho tới thời Đông Hán, hàm nghĩa thay đổi rất lớn. Người trọng nghĩa xét cho cũng sẽ được người ta kính nể.

Trong quân trướng có chút huyên náo. Đột nhiên, Tào Bằng đứng dậy đi tới cửa lều nghiêng tai lắng nghe. Hắn chỉ nghe thấy từ xa vọng lại có tiếng đất sập xuống và tiếng động ầm ầm giống như có vạn con ngựa đang phi tới...

- Đê vỡ!

Tào Bằng hô to một tiếng rồi vội vàng đi ra khỏi trướng mà trèo lên vọng lâu. Hắn dõi mắt ra xa chỉ thấy trong bóng đêm có một dải màu trắng xuất hiện rồi trong nháy mắt biến thành những con sóng lớn ập xuống Hạ Bì. Địa thế của Hạ Bì tương đối thấp nên khi nước sông ập tới liền bị bao phủ. Nhánh Nghi Thủy và Tứ Thủy ở đây đã bị chặn lại mười ngày có thể nói là rất kinh khủng. Nước sông tràn qua cọc gỗ và đá tảng mà ập xuống thành.

Những tiếng động ầm ầm liên tục vang lên. Nước của bốn nhánh sông hội tụ một chỗ đập vào tường thành phát ra những tiếng động khủng khiếp. Mặc dù chuẩn bị từ trước lại lùi lên chỗ cao hơn, quân Tào nhìn nước ập xuống mà cũng phải tái mặt.

Trong lúc đó, Tào Hồng thì cười ha hả, còn sắc mặt Cam Ninh hết sức nghiêm túc.

Tào Bằng nhìn biển nước mênh mông bên dưới rồi than nhỏ:

- Hạ Bì xong rồi.

Theo tiếng than của hắn, chợt nghe thành Hạ Bì có tiếng nổ vang lên. Trong đêm tối, nửa bức tường thành bị nước tấn công mà sập xuống, xuất hiện một cái lỗ hổng đủ cho ba chiếc xe ngựa đi vào.

- Thành bị phá! Thành bị phá!

Trong thành Hạ Bì, tiếng người la hét liên tục vang lên.

Sắc mặt của Tào Bằng trở nên sầu thảm, lặng yên không nói.

Mất một lúc lâu, hắn mới lẩm bẩm: "Núi non tụ hội, sóng cả kinh hồn. Núi sông hội tụ Từ Châu là nơi đô thành của Giao vương. Trải qua Tần Sở, cung điện tốn bao nhiêu công sức... Hưng! Dân chúng khổ. Vong! Dân chúng khổ."

Đặng Chi nghe thấy hắn lẩm bẩm mà giật nảy mình.

Hưng! Dân chúng khổ. Vong! Dân chúng khổ.

Hạ Bì ngày xưa là vương đô của Hạ Giao quốc có tường thành kiên cố nhưng cũng không ngăn được trận lụt tấn công mà sập xuống.

Trận lụt ập vào bên trong thành phá hủy nhà cửa khiến cho dân chúng không còn chỗ ở.

Có điều bên trong thành có tổng cộng ba bức tường. Sau khi thành ngoài bị phá, Lữ Bố thu binh mã đồng thời triệt thoái từ thành ngoài lui vào nội thành để thủ.

Lúc này, trong tay Lữ Bố chỉ còn ba, bốn ngàn người. Tuy nhiên với bằng đó người cũng đủ. Tường của nội thành mặc dù không cao nhưng hơn ngoại thành ở mức độ kiên cố.

Cho dù Tào Tháo có muốn tấn công nội thành cũng phải trả một cái giá rất lớn. Đây không phải là cái kết quả mà Tào Tháo muốn. Giết địch một ngàn nhưng tổn thất tám trăm thì chính là lưỡng bại câu thương. Trong lúc y đang do dự thì Tuân Du chợt hiến kế.

- Chủ công việc gì phải lo lắng. Hiện giờ Lữ Bố như cá trong chậu. Thành ngoài đã bị phá, y không còn đường lui nữa. Binh pháp có câu: thập tắc vi chi, ngũ tắc công như... (có binh lực gấp mười lần địch thì bao vây nó, gấp năm lần địch thì tiến công...) nay binh lực của Minh công gấp mười lần Lữ Bố lại có lương thực trữ ở Hải Tây thì có gì phải lo lắng. Mà thành trong của Hạ Bì có được bao nhiêu lương thực? Chỉ cần vây thành không ra mười ngày thì Hạ Bì sẽ bị phá. Đến lúc đó, Lữ Bố cho dù có năng lực tới đâu thì cũng đành phải bó tay chịu trói...

Tào Tháo nghe được kế đó thì mừng rỡ.

Đúng là một cái thành trong nho nhỏ của Hạ Bì thì có được bao nhiêu lương thảo? Lữ Bố có khoảng ba, bốn ngàn binh mã, hơn nữa cộng cả gia đinh, nô bộc cũng với đám quan viên trong thành cũng phải tới sáu ngàn người. Với sáu, bảy ngàn người thì lượng lương thực tiêu hao một ngày không hề ít. Chỉ cần vây kín Hạ Bì thì chưa chẳng được bao lâu, bộ hạ của Lữ Bố sẽ tự loạn.

Tào Tháo lập tức hạ lệnh vây kín thành trong của Hạ Bì lại.

Sau khi nước ngập Hạ Bì, Tào Bằng đi theo quân của Tào Hồng tiến vào chiếm giữ thành Hạ Bì. Đi trên ngã tư đường, Tào Bằng đột nhiên hết sức cảm khái.

- Nhị ca! Tam ca! Có còn nhớ một năm trước chúng ta ở đây giao chiến với Lữ Bố không?

Cả con phố dài vắng tanh, tửu lâu hai bên đường vắng lặng. Một năm trước, Tào Bằng, Điển Mãn và Hứa Nghi từng ở đây giao chiến một chút với Lữ Bố. Chỉ một chút nhưng cả ba người hợp sức vẫn bị Lữ Bố đánh bại. Bây giờ nhớ lại khiến cho người ta cũng phải cảm khái...

Tào Bằng ghìm cương ngựa, ngẩng đầu lên nhìn tửu lâu bên con phố. Ngày đó, Lữ Lam ở trong tửu lâu quan sát cuộc chiến. Cũng nhờ có nàng khiến cho đoàn người mới không bị giết.

"Ngày đó nàng cứu ta!"

Tào Bằng chợt nhận ra hắn nợ Lữ gia không chỉ có một mình Điêu Thuyền mà còn có cả Lữ Lam.

Tiếng cười ngây thơ đó vẫn còn vang vọng bên tai cùng với đôi má lúm đồng tiền như hiện lên trước mặt Tào Bằng. "Cho dù thế nào ta cũng phải cứu các nàng ấy."

Tào Bằng theo bản năng nắm chặt tay lại.

- Tào Hữu Học! Cứu ta.

Đúng vào lúc Tào Bằng đang trầm tư thì chợt nghe thấy có tiếng gọi. Hắn ngẩng đầu lên nhìn liền nở nụ cười...

- Ngày xưa Hạ Giao phồn hoa, bây giờ tan hoang tới mức này. Sau khi trận lụt rút đi, rất nhiều nơi bị đổ nát. Đặc biệt khu dân nghèo bị san bằng, nơi nào cũng có thể thấy được tử thi.

Trần Quần nhìn khắp nơi.

Sau khi trở về Quảng Lăng rồi bị ép tới Hạ Bì làm tùng sự mặc dù không muốn nhưng nghĩ phụ thân ăn nhờ ở đậu nên cuối cùng y cũng nhậm chức.

Nhưng y cũng không ngờ được mới trở lại thành vài ngày thì gặp phải trận đại chiến... Kết quả là sau khi thành bị phá, thân là tá lại, Trần Quần còn chưa kịp chạy vào nội thành đã bị quân Tào bắt được.

Thời tiết mặc dù lạnh nhưng Tào Tháo cũng không dám nghỉ ngơi.

Sau khi vào thành, y lập tức sai người thu dọn, mai táng tử thi. Khí trời lạnh lại ẩm ướt, quân Tào cũng không chịu nổi vì vậy liền bắt tù binh là đám binh lính và quan lại của Hạ Bì ra đường để thu dọn.

Mới trời sáng nhưng hơi lạnh cũng đủ làm cho người ta mặc quần áo dầy cũng phải run run.

Trần Quần chịu khổ, bị người ta bắt ra phố cầm một cây chổi mà dọn dẹp đường.

Khi ba người Tào Bằng đi qua, Trần Quần đang bị hai tên lính Tào trách mắng. Khi y nhìn thấy Tào Bằng chẳng khác nào nhìn thấy mặt trời ló dạng sau đám mây liền kêu lên.

Tào Bằng nhìn theo tiếng gọi, suýt chút nữa thì không nhận ra Trần Quần.

Một danh sĩ đầy phong độ năm đó bây giờ quần áo tả tơi, thật đáng thương.

Sở dĩ nói con người đẹp vì lụa. Cho dù có phong độ tới mấy nhưng mặc quần áo rách thì cũng không còn.

Tào Bằng không cười nổi, thúc Chiếu Dạ Bạch xông tới.

- Đại huynh sao lại thê thảm như thế này?

Trần Quần chỉ biết cười khổ:

- Một lời khó nói hết.

Đám binh lính trông coi Trần Quần là bộ hạ của Hạ Hầu Đôn. Thật ra bọn họ không biết Tào Bằng nhưng cũng có nghe nói tới cái tên sau khi bị cướp lương thảo liền vì bộ hạ mà đòi lại sự công bằng, làm náo loạn doanh trại của Lưu Bị. Đối với một vị chủ tướng đòi công bằng cho thuộc hạ, đám binh lính đều hết sức kính trọng. Mặc dù Tào Bằng còn nhỏ nhưng cũng có danh tiếng...nghe nói hắn là hợp tác với Minh Đình hầu, Đô Hộ tướng quân Tào Hồng mở một sòng bạc ở Lạc Dương, ngày thu cả đấu vàng. Đồng thời hắn còn kết nghĩa huynh đệ với Tào Chân là người trong họ của Tào Tháo, đường đường là một trong bát nghĩa. Ngay cả mưu sĩ bên cạnh Tào Tháo là Quách Gia, Tuân Du cũng coi trọng hắn.

Chưa nói hắn còn là ân nhân cứu mạng của Hổ Bôn trung lang tướng Điển Vi.

Cha của hắn là Giám Lệnh trong Chư Dã giám, anh vợ là huyện lệnh Hải Tây...hiện giờ lương thảo của quân Tào hoàn toàn được cung ứng từ huyện Hải Tây.

Với những thân phận như vậy, đám binh lính làm sao dám coi thường.

Hai tên lính vội vàng bước tới:

- Ty chức tham kiếm Tào Tư Mã, Điển Lang tướng và Hứa lang tướng...

- Các ngươi là...

- Chúng ta là bộ hạ của Cao An Hương Hầu.

Cao An Hương Hầu chính là Hạ Hầu Uyên.

Năm Hưng Bình thứ hai, Hạ Hầu Uyên được cử tới làm thái thú Trần Lưu rồi được phong làm Kiến Vũ tướng quân, Cao An Hương Hầu. Năm Kiến An thứ nhất y được dời tới làm Hà Nam doãn nhưng vẫn giữ lại tước vị và chức tướng quân.

Tào Bằng nghe thấy vậy cũng không dám chậm trễ.

Hắn biết Hạ Hầu Uyên trong quân Tào cũng là một người vô cùng nổi danh.

Ít nhất hiện tại thì Hạ Hầu Uyên còn được Tào Tháo trọng dụng hơn cả Tào Hồng. Vì vậy mà mặc dù Tào Bằng bắt tay với Tào Hồng nhưng cũng không dám coi thường bộ hạ của Hạ Hầu Uyên.

- Vị này chính là danh sĩ Dĩnh Xuyên Trần Quần - Trần Trường Văn, là cháu của Trần Quẫn. Sao hai ngươi lại để cho ngài làm cái chuyện thô bỉ như thế này?

- Cái gì?

Hai tên lính nghe vậy thì ngẩn người mà nhìn Trần Quần.

Cả hai chỉ thấy Trần Quần mặc một cái áo nhăn nhúm chẳng hề có chút phong độ của danh sĩ. Tào Bằng nhìn Trần Quần cũng không cười nổi. Hắn cùng với Điển Mãn, Hứa Nghi xuống ngựa rồi cởi áo choàng khoác lên người Trần Quần.

- Người này ta đưa đi...xin chuyển cáo với Cao An Hương Hầu rằng danh sĩ của Từ Châu có rất nhiều, xin hãy kiểm tra một chút, đừng có để họ làm việc nhục nhã như thế này. Đúng rồi! Tiết trời lạnh như vậy cũng nên chuẩn bị cho họ một chút cháo nóng, đừng làm mất thanh danh của Tư Không.

- Vâng! - Hai tên lính vội vàng đáp:

- Ty chức xin chuyển cáo tới thượng quân.

Tào Bằng khoác bả vai Trần Quần, cười ha hả vừa đi vừa nói:

- Được rồi! Đại huynh cũng thật là....huynh không báo tên tuổi thì làm sao họ biết huynh là ai? Lần này Tào công xuất binh làm sao để ý được nhiều chuyện tới như vậy, để cho huynh phải khổ.

Trần Quần chỉ lẩm bẩm vài tiếng mà cười thẹn.

Điển Mãn và Hứa Nghi đi theo sau. Hai người họ không quen với Trần Quần nhưng cũng nghe tới tên của y. Cả hai biết Trần Quần là cháu của Trần Quẫn nên cũng kính trọng.

Thoáng cái, đoàn người đã tới đại doanh đóng quân của Tào Hồng.

- Tào Tư Mã! Tướng quân cho mời.

Một tên lính mặc áo choàng đen chạy tới khom mình thi lễ.

- La Đức! Tướng quân có lệnh gì không?

- Thật ra cũng không phải chuyện lớn. Tư Không truyền lệnh cho chúng ta vây công nội thành cho nên tướng quân mời Tào Tư Mã tới bàn chuyện.

Tên vệ sĩ đó là người hầu cận của Tào Hồng.

Y là người Kỳ huyện, từng là tá điền của nhà họ Tào. Sau đó khi Tào Hồng khởi binh giúp Tào Tháo, La Đức liền đi theo Tào Hồng. Lúc trướng còn có rất nhiều hương dũng nhưng bây giờ cũng không còn mấy cho nên Tào Hồng rất coi trọng La Đức, có nhiều chuyện đều phân cho La Đức.

Quan hệ của Tào Bằng và La Đức cũng không tệ, nói ra thì cũng có qua lại.

Hắn gật đầu rồi nói với Trần Quần:

- Trường Văn! Trước tiên phiền huynh tới trướng của đệ nghỉ ngơi rồi dùng chút nước cháo, tắm nước nóng và thay y phục. Đợi đệ và Đô Hộ tướng quân bàn bạc xong sẽ tiến cử huynh. Với tài của Trường Văn nhất định sẽ được Tào Tư Không coi trọng.

Trần Quần nói ngay:

- Cháo nhớ cho thêm chút ngải cứu.

Ngải cứu mọc ở Vu Giang khu vực An Huy có vị thơm dùng để ăn được. Lá của nó có thể làm thuốc với công dụng làm ấm dạ dày, có thể trị bệnh tả và một số bệnh truyền nhiễm...

Vào những năm cuối của Đông Hán thứ rau này mọi người dùng để thêm vị.

Loại rau đó rất thông dụng ở Từ Châu, phần lớn là mọc bên bờ suối hoặc trên sườn núi. Bên ngoài thành Hạ Bì có thể thấy được khắp nơi.

Tào Bằng vỗ vai Trần Quần cười ha hả:

- Trường Văn! Ta thấy huynh không nên yêu cầu nhiều như vậy.

Trần Quần hừ hừ hai tiếng rồi cũng bật cười.

Tào Bằng để Cam Ninh dẫn Trần Quần vào trong trướng nghỉ ngơi còn mình cùng với hai người Điển Mãn, Hứa Nghi đi theo La Đức tới chỗ Tào Hồng.

Khu vực của Tào Hồng nằm ở trong cửa Đông của thành.

Khu vực này là chỗ ở của đám phú hộ trong thành Hạ Bì nên Tào Hồng chiếm một khu nhà cao cấp để ở.

Hai bên cánh cổng sơn son có cọc buộc ngựa và lính canh gác.

Khi Tào Bằng tới nơi thì thấy một nam tử trung niên béo mập từ trong ra đang cười cười như muốn nịnh nọt.

Nam tử trung niên thấy Tào Bằng vội vàng chào hỏi.

Có điều Tào Bằng không để ý tới đối phương nhìn sang hai người khỏe mạnh đi bên cạnh. Một trong hai người đó trên mặt có vết sẹo dường như hơi quen. Khi nam tử trung niên đi qua, hắn đột nhiên lên tiếng.

- Ngươi tên là gì?

Tào Bằng nhìn cái tên có sẹo trên mặt mà trầm giọng quát.

Một tên lính gác cửa cũng là bộ hạ của Tào Hồng liền vội vàng nói:

- Tào Tư Mã đang hỏi, các ngươi sao không trả lời? xem tại TruyenFull.vn

Thoáng nhìn thì tên môn đinh này cũng kiếm được rất nhiều nên một câu nói ra ngay thân phận và chức quan của Tào Bằng. Vốn y có ý tốt nhưng không ngờ lại khiến cho tên tráng hán kia giật mình ớn lạnh, cúi đầu xuống nhưng không dám mở miệng. Điều này càng khiến cho Tào Bằng cảm thấy nghi ngờ.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play