Đặt trước mặt Triệu Quốc Đống là bản quy hoạch về tương lai của Hoài Khánh và bản đồ Hoài Khánh hiện nay. Bản đồ này không hề xa lạ, một năm qua hắn đã xem cẩn thận không dưới chục lần. Mà theo bản đồ này, hai ba tháng qua hắn đã đi khảo sát thực địa không ít lần.

Cả khu vực phía nam đều được dùng màu nâu bao phủ, đó là Khu công nghiệp. Bốn trong năm đóa kim hoa đều phân bố chính ở khu vực đông nam và phía nam. Lấy Yến Đô quan làm trung tâm để mở rộng ra phía nam.

Phía nam Yến Đô quan là khu tập thể của Nhà máy cơ giới, đi hơi xuống thêm phía đông nam là khu sản xuất của Nhà máy cơ giới. Dựa vào mặt đông là địa bàn của Nhà máy thiết bị chứa dầu trong năm đóa kim hoa. Quy mô Nhà máy thiết bị chứa dầu không quá lớn, chỉ lớn hơn Nhà máy cơ giới một chút, nhân viên làm việc cũng tương đương nhau, nó phân bố bên cạnh hộ Lộc Giác thuộc địa bàn Khánh Châu.

Mà phía nam Nhà máy thiết bị chứa dầu An Nguyên lại là công ty lớn nhất Hoài Khánh - công ty máy móc nặng Trung Nam. Khu nhà máy và tập thể chiếm diện tích gần 8km vuông. Mà phía tay công ty máy móc nặng Trung Nam chính là Công ty Máy công cụ An Nguyên.

Bắt đầu từ Nhà máy cơ giới, Nhà máy thiết bị chứa dầu An Nguyên, Nhà máy nồi hơi Trung Nam, công ty máy móc nặng Trung Nam, Công ty Máy công cụ An Nguyên tạo thành nửa hình vòng cung, phân bổ từ đông sang nam. Do địa hình hạn chế nên nhiều khu vực sản xuất nằm bên ngoài khu tập thể.

Nhân viên, người nhà của năm công ty này chủ yếu nói tiếng phương bắc và Chiết Giang. Mà phía tây và bắc lại là người Hoài Khánh bản địa nói tiếng Hồ Quảng. Đương nhiên theo thời đại phát triển việc kết hôn giữa người của năm nhà máy và dân địa phương Hoài Khánh cũng tăng lên, dung hợp lại. Nhưng bây giờ thì sự khác nhau vẫn khá rõ ràng.

- Đường Mãnh Quốc là động mạch giao thông của Hoài Khánh chúng ta, nhưng nó sớm muộn cũng thành chiếc khóa đối với nội thành Hoài Khánh. Chú ý, tôi nói chính là nội thành Hoài Khánh, không phải Thị xã Hoài Khánh.

Hứa Kiều vuốt mấy sợi tóc bị gió thổi và nói:
- Mọi người có thể nhìn một chút, Đường Mãnh Quốc chạy nghiêng và xuyên thẳng qua khu vực chính của nội thành,. Lấy Yếu Đô quan làm điểm chuẩn, Đường Mãnh Quốc chia nội thành Hoài Khánh làm hai nửa. Một bên là khu vực phía đông nam do năm công ty là chủ yếu, một bên chính là khu vực thành cũ phía tây bắc.

Các lãnh đạo Thị xã nhìn vào bản đồ nghe Hứa Kiều giới thiệu.

- Lượng xe đi lại qua Đường Mãnh Quốc bây giờ là rất lớn, đã ảnh hưởng nhất định đến chất lượng không khí của nội thành. Hơn nữa bởi vì lượng ô tô đi qua quá nhiều khiến cho nội thành hay bị tắc, tai nạn giao thông không ngừng diễn ra. Căn cứ số liệu thống kê của đội cảnh sát giao thông thì gần nửa năm đoạn đường 4km của Đường Mãnh Quốc trong nội thành đã có tám chỗ đèn xanh đèn đỏ, trong đó có ba chỗ cứ đến giờ đi làm, tan tầm là tắc đường nghiêm trọng, hai nơi tác tương đối, ba nơi tốt hơn một chút.

- Thị trưởng Triệu và tôi đã suy nghĩ có phải nên xây dựng cầu vượt hay không, nhưng dự tính lượng giải tỏa lớn, tài chính xây cầu cũng rất lớn. Hơn nữa quan trọng nhất là cầu vượt chỉ có thể giải quyết tạm thời, vô ích với nội thành Hoài Khánh về lâu dài. Cho nên tôi yêu cầu sở Quy hoạch kiến trúc tỉnh cùng với một ít chuyên gia Học viện kiến trúc Thượng Hải tiến hành tổng hợp, nghiên cứu nội thành Hoài Khánh, đặc biệt cân nhắc tình hình thực tế của Đường Mãnh Quốc. Vừa muốn phát huy tác dụng động mạch giao thông của nó, lại muốn giảm đi ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của nội thành Hoài Khánh.

- Trài qua nhiều lần khảo sát và nghiên cứu, Thị trưởng Triệu và tôi có ý dựa theo hình thức Bắc Kinh và An Đô hiện nay, xây dựng công trình theo vành đai trong ngoài. Biến công năng quá cảnh của Đường Mãnh Quốc ra bên ngoài nội thành tức là làm một Đường Mãnh Quốc mới, mà quy hoạch đoạn đi qua khu vực nội thành của Đường Mãnh Quốc thành một đại lộ sinh thái.

Hứa Kiều chỉ vào bản đồ rồi nói:
- Mọi người xem, chúng tôi dự định bắt đầu từ phía đông Khánh Châu, đoạn này là đường tỉnh lộ đi thông Vũ Xuyên, trước mắt lượng xe đi qua không lớn, chỉ cần thích hợp cải tạo thì đoạn này có thể thực hiện trách nhiệm phân lưu, sau đó làm cây cầu Hiết Mã để chuyển về Tây nam….

Mọi người liền nhìn vào điểm mà Hứa Kiều giới thiệu, vô thức cùng nhìn theo ngón tay của cô.

- Bởi vì quy hoạch xây dựng thành thị của chúng ta bởi vì nguyên nhân lịch sử nên trên danh nghĩa lấy Yến Đô quan làm trung tâm, nhưng trên thực tế mọi người đều biết khu trung tâm nội thành lại là khu tập thể của Nhà máy cơ giới, Công ty máy móc Trung Nam và vài câu lạc bộ.

- Nhưng theo thời đại thay đổi và nhu cầu phát triển đô thị của Hoài Khánh, chúng ta phải chuyển rời trung tâm nội thành về phía tây, phía bắc. Bởi vì phía tây bắc có hoàn cảnh tự nhiên và đất phong phú, hơn nữa vấn đề giải phóng mặt bằng không phức tạp bằng phía đông nam. Cho nên đây là nguyên tắc chúng tôi xác định.

- Thị trưởng Hứa, tôi hỏi một câu. Tôi vừa xem quy mô bản quy hoạch này thì đúng là nằm ngoài tưởng tượng của tôi. Tôi nghĩ đang ngồi các vị lãnh đạo Thị xã ngồi đây cũng có suy nghĩ giống tôi. Nếu dựa theo ý của chị thì nội thành Hoài Khánh chúng ta sẽ có quy mô lớn như thế nào? Như vậy có phù hợp tình hình thực tế của Hoài Khánh hiện nay không?

Lữ Thu Thần không nhịn được. Y vốn không muốn có xung đột với Hứa Kiều ở vấn đề này. Vì Hứa Kiều là người không vào đảng nên nó lại giúp cô trong công việc. Dù là Hà Chiếu Thành hay Triệu Quốc Đống bây giờ thì cô đều dám tranh luận về phạm vi công việc do cô phụ trách.

Hơn nữa y cũng biết ý của Hứa Kiều được Triệu Quốc Đống tán thành, thậm chí chính là quan điểm của Triệu Quốc Đống. Điều này có thể làm cho quan hệ vốn mới hòa hoãn của mình với Triệu Quốc Đống lại trở nên khẩn trương không?

Nhưng cuối cùng y vẫn quyết định hỏi nguyên nhân. Dù sao việc này liên quan tới phương án phát triển mấy năm, thậm chí mấy chục năm sau của Hoài Khánh, còn dính tới khả năng thừa nhận của tic Hoài Khánh. Quy hoạch đô thị lớn như vậy thì tài chính có thể chống đỡ nổi không?

Lữ Thu Thần hỏi chính là câu hỏi của mấy vị Phó thị trưởng khác. Nhất là Cố Hiểu Bằng.

Y trước là Cục trưởng cục Tài chính nên hiểu rõ tình hình tài chính của Thị xã. Bây giờ mặc dù không phụ trách mảng tài chính nhưng chỉ trong một tháng chẳng lẽ tài chính của chính quyền lại thay đổi lớn đến vậy?

- Thị trưởng Lữ, tôi biết vấn đề này chỉ sợ các vị lãnh đạo ngồi đây đều đang nghĩ tới.
Hứa Kiều cười ha hả nói.

- Ha ha, Thị trưởng Hứa nói đúng. Tôi đúng là có chút lo lắng tài chính của Hoài Khánh có thể duy trì được quy hoạch khổng lồ như vậy không? Nhìn Thị trưởng Hứa nói, tôi cảm thấy quy hoạch nội thành Hoài Khánh chúng ta sợ rằng mở rộng rất nhiều. Kéo từ phía đông Khánh Châu, chẳng phải kéo một phần ngoại ô Khánh Châu vào nội thành sao?
Tiền Nguyên Huy nói.

Từ bản quy hoạch thấy đúng là như vậy. Phía đông Khánh Châu cách Yến Đô quan hơn 4km. Nếu theo ý của Hứa Kiều thì khu vực này sẽ nằm trong phạm vi nội thành. Ngoài ra theo đường chấm đỏ trên bản đồ thì chẳng những ngoại ô phía bắc Hoài Châu được đưa vào, phía tây bắc Khánh Châu cũng vào.

Đây mới chỉ là nhìn về phía bắc theo ngón tay Hứa Kiều chỉ, phía tây chỉ sợ cũng có một khoảng lớn tiến vào. Vấn đề nằm ở chỗ đột nhiên mở rộng phạm vi nội thành lớn như vậy thì căn cứ ở đâu, nguyên nhân gì phải làm như vậy?

Quy hoạch phát triển của một Thị xã vừa phải cân nhắc đến tương lai lâu dài nhưng cũng phải xuất phát từ thực tế, nhất là phải cân nhắc đến tốc độ phát triển kinh tế địa phương và khả năng tăng dân số. Quy mô lớn như vậy có chỗ dựa khoa học nào không?

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play