Vừa xem báo vừa chờ các thường vụ khác tới, Triệu Quốc Đống đọc được tin trên tờ Nhật báo nhân dân – ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban tổ chức cán bộ Trung ương Chư Hiền đi thăm các gia đình khó khăn ở các tỉnh Thiểm Bắc, Dự Trung, Cống Tây, Tương Hồ, Kiềm Nam, Điền Nam.
Hội nghị thường vụ Tỉnh ủy lần này chính là hội nghị cuối cùng trong năm của Tỉnh ủy An Nguyên nhưng nội dung hội nghị cũng là rất quan trọng cho nên thời gian diễn ra dự tính trong một ngày.
Đọc hết tin, Triệu Quốc Đống gõ gõ vào tờ báo trong tay và nói: - Trưởng ban Hàn, trưởng ban Chư đi một vòng quanh An Nguyên chúng ta nhưng lại không đặt chân đến An Nguyên, đây có phải là ám chỉ gì không?
- Lần này trưởng ban Chư nhận chỉ thị của Trung ương đến thăm quần chúng khu vực khó khăn, yêu cầu Đảng ủy, chính quyền địa phương cần phải giúp người dân khó khăn có cái tết yên vui, đồng thời cũng yêu cầu Đảng ủy, chính quyền phải cân nhắc giải quyết vấn đề nghèo khó cho dân chúng, yêu cầu phải có quy hoạch hữu hiệu từ chế độ đến thể chế. Hàn Độ vừa mở sổ xem vừa nói: - Xem ra Trung ương năm nay rất quyết tâm giúp các nơi khó khăn nên mới chuyên môn yêu cầu trưởng ban Chư đi một vòng lớn.
- Trưởng ban Chư đi từ Tương Tây tới Kiềm Đông, tới Điền Tây nhưng không tới An Nguyên chúng ta, có lẽ là cảm thấy An Nguyên chúng ta phát triển hơn, số người dân thuộc diện nghèo khó giảm mạnh đây mà. Nhâm Vi Phong đến sớm hơn thường lệ góp lời.
Làm Phó chủ tịch thường trực tỉnh nên y khá nhạy cảm với vấn đề này. An Nguyên vẫn có một bộ phận huyện nghèo khó chủ yếu tập trung ở Thông Thành, Thiên Châu, Nam Hoa cùng với Lam Sơn. Ninh Lăng trước đây vốn cũng là khu vực có nhiều huyện nghèo của An Nguyên nhưng sau mấy năm phát triển nên đã nhanh chóng thay đổi. Ví dụ Hoa Lâm trước đây là huyện nghèo cấp quốc gia nhưng giờ đã đứng thứ ba toàn Ninh Lăng.
- Quốc Đống, Ninh Lăng các cậu làm rất tốt ở phương diện này. Tôi đề nghị cậu sau khi về có thể cùng Lỗ Năng điều tra một chút về việc Ninh Lăng làm như thế nào giúp quần chúng thoát nghèo, giàu lên. Tôi chỉ chính là vấn đề hệ thống không phải là từng hộ riêng lẻ, nếu có kinh nghiệm tốt thì có thể tiến hành phổ biến trong toàn tỉnh. Hác Mộng Hiệp cũng góp lời.
- Việc giúp dân chúng giàu có lên về tổng thể mà nói chính là phát triển kinh tế. Nếu không phải một hai năm nay Ninh Lăng phát triển nhanh, đủ tài chính, xây dựng cơ sở vật chất nhiều và đầu tư nhiều cho mấy huyện như Thương Hóa, Phong Đình thì tôi nghĩ mấy huyện này muốn thoát nghèo có lẽ phải tốn thêm nhiều thời gian nữa. Đinh Sâm hít một hơi thuốc và nói: - Đương nhiên chủ yếu nhất chính là quan niệm của lãnh đạo ở vấn đề này, có đặt việc giảm nghèo lên vị trí quan trọng không.
- Trưởng ban Hác cùng Bí thư Đinh nói rất có lý. Ninh Lăng nếu không phải do kinh tế hai năm nay thay đổi hẳn, qua đó cũng mới có đủ tài chính giúp đỡ khu vực khó khăn, giúp bọn họ giải quyết những vấn đề tự bản thân không thể giải quyết, tăng lên khả năng tự tái tạo của bọn họ. Ví dụ như xây dựng cơ sở vật chất thì muốn dựa vào chính bọn họ còn phải chờ ba năm nhưng nếu chờ không chừng cơ hội phát triển sẽ qua đi. Vì thế Ninh Lăng chúng tôi cũng tăng cường đầu tư cho mấy huyện khó khăn này, từ xây dựng cơ sở vật chất đến giáo dục cũng đều đầu tư khá lớn, giúp mấy huyện cải thiện hoàn cảnh đầu tư, cuối cùng làm bọn chúng thực hiện việc tự cải tạo máu của mình.
- Ninh Lăng ở một góc, điều kiện các quận, huyện khác nhau khá lớn. Tôi thấy Quận Tây Giang cùng huyện Hoa Lâm đều thuộc top 10 quận, huyện của tỉnh, Tây Giang còn lọt vào top 5, Khu khai phát Ninh Lăng cũng có giá trị sản lượng gần bằng khu công nghệ cao An Đô. Nhưng GDP hai huyện Thương Hóa, Tào Tập lại không bằng một phần ba Tây Giang, dân cư lại gấp hai Tây Giang, đây là phát triển không cân bằng. Nhâm Vi Phong mở mở mấy tờ số liệu trong sổ và nói. - Ninh Lăng năm nay có dự tính gì để thay đổi sự mất cân đối này?
- Cũng có chút ý tưởng. Thị ủy chúng tôi mới điều chỉnh lại bộ máy Tào Tập cùng Thương Hóa, ngoài ra thị xã cũng dự định tăng cường giúp đỡ hai huyện này phát triển, nhất là ưu tiên ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất và đưa vào các hạng mục. Ví dụ như Tào Tập là huyện có truyền thống về trồng dược liệu, mấy năm gần đây việc trồng nguyên liệu cũng dần thành hình nhưng quá đơn nhất, hơn nữa không kết hợp được nhiều với các công ty, ở điểm này huyện cũng đã và đang tìm đầu mối.
Triệu Quốc Đống sớm có cân nhắc ở vấn đề này nhưng hắn không ngờ Nhâm Vi Phong lại hiểu rõ về tình hình phát triển kinh tế không cân đối của Ninh Lăng như vậy.
Mấy người đang thỏa luận khá náo nhiệt, bên ngoài lục tục có tiếng bước chân vang lên. Tôn Liên Bình cùng Tề Hoa vừa nói chuyện vừa đi tới. Thấy mọi người thảo luận khá sôi nổi, Tôn Liên Bình có chút tò mò nói: - Quốc Đống, có chuyện gì mà thảo luận sôi nổi như vậy?
- Bí thư Tôn, chúng tôi đang thảo luận trưởng ban Chư sao đi một vòng quanh các tỉnh mà lại không tới An Nguyên chúng ta. Triệu Quốc Đống vỗ vỗ tờ báo trong tay.
- Vậy đã có kết quả thảo luận gì chưa? Tôn Liên Bình nói.
- Kết quả chính là công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh ta làm rất tốt, số dân thuộc diện nghèo khó giảm mạnh nên Trung ương không xếp An Nguyên chúng ta vào đối tượng này.
- Quốc Đống, Ninh Lăng rất có kinh nghiệm trong công tác này vì thế cũng nên tiến hành phổ biến, làm các thị xã khác có thể tham khảo. Tôn Liên Bình ngồi xuống vị trí của mình rồi nói. - Sao hội nghị thường ủy hôm nay chúng ta lại chưa đông đủ nhỉ?
Triệu Quốc Đống đang suy nghĩ ý trong câu nói của Tôn Liên Bình. Tôn Liên Bình này bây giờ nghe nói có quan hệ khá tốt với Thị trưởng Quan Kinh Sơn. An Đô năm nay coi như thoát được cảnh liên tục tụt dốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt đến 6,8%. Mặc dù kém hơn trung bình toàn tỉnh nhưng đây cũng là tiến bộ hơn so với thời Miêu Chấn Trung. Cũng vì như vậy nên tâm trạng của Tôn Liên Bình khá tốt.
Không ai đáp lời Tôn Liên Bình, thứ nhất câu hỏi này không thích hợp, thứ hai đáp lời không chừng sẽ làm mọi người không thoải mái.
Chưa tới có mấy vị, ngoài hai lãnh đạo chủ yếu ra cũng chỉ có Miêu Chấn Trung, Dương Kính Quang, còn có Tư lệnh quân khu An Nguyên – Ba Kiên Cường. Tôn Liên Bình nói rõ rằng là nhằm vào Dương Kính Quang. Làm Trưởng ban thư ký Tỉnh ủy, theo lệ Dương Kính Quang phải là người tới đầu tiên.
Dương Kính Quang và Miêu Chấn Trung cùng xuất hiện làm các thường vụ có chút bất ngờ. Chẳng qua Dương Kính Quang vừa vào phòng hội nghị đã cười nói vài câu khiến không khí trở nên tích cực hơn.
Ứng Đông Lưu và Tần Hạo Nghiên xuất hiện cũng là tuyên bố bắt đầu hội nghị. Ba Kiên Cường xin phép, 12 thường vụ tỉnh ủy còn lại đều tới đông đủ.
Tốc độ tăng trưởng năm ngoái của An Nguyên đạt 14,8%, chỉ thấp hơn Sơn Đông cùng Thiên Tân, một lần nữa kéo gần khoảng cách với hai tỉnh top 5 là tỉnh Ký, Dự, nhưng khoảng cách với Chiết Giang càng lúc càng lớn. Chiết Giang đã đột phá mức GDP 1,2 ngàn tỷ, vượt An Nguyên gần 200 tỷ, ưu thế của khu vực duyên hải càng lúc càng rõ ràng.
Mà tình hình phát triển không cân bằng ở An Nguyên càng lúc càng rõ ràng. Trong 10 quận, huyện có GDP đứng đầu toàn tỉnh, An Đô chiếm ba vị trí đầu tiên, Miên Châu, Kiến Dương, Vĩnh Lương có một, Ninh Lăng, Hoài Khánh có ba, mà tám thành phố, thị xã còn lại không có một quận, huyện nào lên bảng.
Nhưng top 10 quận, huyện năm nay cũng xuất hiện thay đổi rõ ràng. Miên Châu, Kiến Dương cùng Vĩnh Lương vốn có hai huyện thì lại mất một, thay vào đó là do Hoài Khánh từ một quận, huyện chuyển thành hai quận, huyện. Còn Ninh Lăng thoáng cái đoạt hai vị trí, quận Tây Giang thậm chí còn vọt tới vị trí thứ năm chỉ thấp hơn ba quận, huyện của An Đô cùng quận Cẩm Thành – Miên Châu.
So sánh tình hình kinh tế toàn tỉnh có thể thấy GDP của sáu thành phố, thị xã gồm An Đô, Ninh Lăng, Hoài Khánh, Vĩnh Lương, Miên Châu, Kiến Dương đã chiếm trên 70% GDP toàn tỉnh, nếu thêm Tân Châu cùng Lam Sơn thì tám nơi này có GDP trên 85% toàn tỉnh, nói cách khác sáu thị xã còn lại chỉ chiếm gần 15% GDP toàn tỉnh.
Sự mất cân bằng này làm Tỉnh ủy An Nguyên rất lo lắng, có thể nói cục diện phát triển kinh tế của An Nguyên vẫn kéo dài từ thời đại cuối những năm 90. Ngoài Ninh Lăng là trường hợp đặc biệt khi nhảy đến vị trí thứ hai toàn tỉnh ra thì mấy thị xã khác gồm Thông Thành, Thiên Châu cùng với Vinh Sơn, Lô Hóa đều chậm phát triển, nó tạo áp lực cực lớn cho Đảng ủy, chính quyền địa phương.
Làm như thế nào giải quyết vấn đề này là vấn đề khó khăn đối với tất cả mọi người có mặt ở phòng hội nghị.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT