Từ cảm giác cá nhân của Triệu Quốc Đống mà nói thì phương án quy hoạch đô thị này khá sáng tạo, thậm chí còn hơn cả tư tưởng của hắn làm ra ở Hoài Khánh.
Chung Dược Quân này nghe nói đầu những năm 80 đã tốt nghiệp Học viện Kiến Trúc Thiên Tân, mặc dù theo chính trị nên dần quên nghiệp vụ nhưng dù sao y cũng làm trong ngành xây dựng một thời gian dài, tiếp xúc nhiều với việc quy hoạch đô thị, vì thế có thể nói tầm nhìn và trình độ không thể thiếu.
Đương nhiên cũng vì thế khiến cho bản quy hoạch này làm nhiều người thấy không thực tế, hoàn toàn bỏ qua nội thành cũ của Ninh Lăng mà nghĩ đến chuyển nội thành sang bên Đông Giang.
Theo Chung Dược Quân thấy nội thành cũ của Ninh Lăng cần giữ lại nhất là các phong cách kiến trúc thời chiến tranh, nó có giá trị lớn đối với truyền thống khu vực trung nam.
Nếu muốn cải tạo thành cũ và từng bước cải tiến thì thứ nhất nội thành cũ của Ninh Lăng khá đặc thù, nhiều khu nhà là tài sản cá nhân và được giữ gìn tốt, tỉ lệ phòng xuống cấp thấp, quy hoạch khu phố cũng khá tốt. Nếu như tiến hành giải tỏa thì chi phí đền bù là rất lớn, hơn nữa cũng có thể mang tới nhiều mâu thuẫn xã hội.
Thứ hai nội thành cũ có phong cách kiến trúc như vậy mà bị phá hủy rồi xây dựng những tòa nhà cao tầng, điều này sẽ khiến sức hấp dẫn của Ninh Lăng giảm đi nhiều.
Chung Dược Quân đứng từ góc độ bảo vệ diện mạo nội thành cũ và tính tới phát triển đô thị, điều này Triệu Quốc Đống cũng hiểu đôi chút.
Khác với Hoài Khánh đó là nội thành cũ của Ninh Lăng khá tập trung, hơn nữa có nhiều khu vực có phong cách kiến trúc độc đáo, hơn nữa hầu hết là tài sản riêng, không tính tức việc bảo vệ thì cũng phải tính đến việc kinh tế khi giải phóng mặt bằng.
Như Chung Dược Quân nói ánh mắt lãnh đạo phải càng lúc càng cao, phải hợp thời đại. Những vị lãnh đạo đó cho rằng kiến trúc cũ là lạc hậu, lỗi thời, thậm chí nó sẽ là bóng ma trong việc lãnh đạo muốn đạt thành tích, phải hủy bỏ mà xây dựng đô thị hiện đại hóa.
Chung Dược Quân mặc dù khi giới thiệu phương án cũng không thêm dầu thêm mỡ gì vào nhưng Triệu Quốc Đống đương nhiên sẽ không bị bề ngoài đánh động. Hắn chủ yếu động tâm là việc Chung Dược Quân đưa ra quy hoạch giữ lại giá trị lịch sử của nội thành cũ, phát triển đô thị mới.
Kiến trúc đô thị chính là một dấu ấn sâu sắc của lịch sử, một khi dấu ấn đó mất đi như vậy đô thị đó không có linh hồn. Mặc dù quan điểm này hơi quá nhưng vẫn khiến người ta phải suy nghĩ.
Mặc dù hắn chưa hoàn toàn quyết định chấp nhận ý của Chung Dược Quân, nhưng Triệu Quốc Đống đã nghiêng một chút. Hắn quyết định phải trao đổi với Chung Dược Quân, ít nhất ở điểm này hắn và Chung Dược Quân còn có chút sai khác.
Làm như thế nào vừa giữ được phong cách lịch sử vừa xúc tiến phát triển kinh tế, điều này cần tính đến nhiều mặt. Theo Triệu Quốc Đống thấy Chung Dược Quân đưa ra phương án này nhất định sẽ bị nhiều người bác bỏ, thậm chí ngay cả Hoàng Lăng là người có tư tưởng khá thoáng mà vẫn bác bỏ thì đương nhiên có lý của bọn họ.
Chung Dược Quân này khá thú vị.
Đại hội Đảng vừa kết thúc, Chung Dược Quân đã vứt phương án này cho mình là có ý gì?
Biết rõ phương án này sẽ gặp nhiều phản đối như vậy, y vẫn còn thế. là cảm thấy dùng vấn đề khó khăn để thử sự quyết đoán của mình, hay là muốn dùng chuyện nào tạo mâu thuẫn trong bộ máy, hoặc là y cảm thấy đây là công việc cần nhất và gấp nhất hiện nay?
Triệu Quốc Đống mở cửa sổ, một cơn gió nhiệt ẩm ướt đập tới làm hắn ngồi lâu trong phòng điều hòa có chút không quen. Nhưng cơn gió đó làm cho hắn cảm thấy mình thực sự tồn tại ở thị xã Ninh Lăng này.
Một đống công việc dồn trước mặt hắn, gần như việc nào cũng không chờ được, việc nào cũng quan trọng, gấp gáp. Chẳng qua nếu nói nó sẽ dần được giải quyết như trái đất vẫn quay, dân chúng Ninh Lăng sớm muộn cũng sẽ giàu lên.
Nhưng vấn đề là hắn có thể dừng lại được không?
Tất nhiên là không thể.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý hai của tỉnh đã có. Hoài Khánh đứng đầu vượt xa các thành phố, thị xã khác, Vĩnh Lương đứng thứ hai, sau đó là Thông Thành, An Đô cùng Ninh Lăng.
GDP của năm thành phố thị xã đứng đầu càng lúc càng xa nhau, Hoài Khánh và Vĩnh Lương vượt trên ba vị đứng sau tầm 10%. Hoài Khánh có tốc độ tăng trưởng là 30%, Vĩnh Lương là 28%, Thông Thành 21%, An Đô cùng Ninh Lăng 16%. Con số này làm Triệu Quốc Đống rất nôn nóng.
Hoài Khánh như đi trêu tàu cao tốc, nhất là sau khi một loạt các công ty điện tử thông tin hoàn thành việc xây dựng và đi vào sản xuất đã tạo hiệu quả rõ rệt.
Ngành điện tử thông tin đang phát triển nhanh cũng kéo theo kinh tế Hoài Khánh phát triển. Có lẽ tốc độ tăng trưởng GDP cả năm của Hoài Khánh sẽ đạt đến 35%, đây là con số tất cả các nơi trong tỉnh, thậm chí cả nước cũng không bằng.
Vĩnh Lương cũng không hề thua kém. Theo thị trường bất động sản ấm lên, việc xây dựng ở các nơi cũng phát triển mạnh theo, điều này đã kéo ngành sản nghiệp trụ cột chính của Vĩnh Lương là vật liệu xây dựng phát triển theo.
Về phần Thông Thành thì do nơi đây có tập đoàn dầu khí Trung Quốc đầu tư vào khai thác mỏ khí thiên nhiên, kéo theo ngành sản xuất thiết bị dầu khí và khí thiên nhiên đầu tư vào đó. Tạo ra đòn bẩy tăng trưởng kinh tế cho Thông Thành trong thời gian dài.
Ninh Lăng thì sao? Ninh Lăng nên làm như thế nào?
Triệu Quốc Đống chống tay trên bục cửa sổ nhìn chằm chằm ra ngoài.
Trụ sở Thị ủy, Ủy ban Ninh Lăng nằm ở bên cạnh dòng Ô Giang, cách quốc lộ 915 2,5km về phía nam, phía nam cách Quận ủy, Ủy ban quận Tây Giang 2km.
Thị ủy, Ủy ban cách nhau một con ngõ nhỏ, ở giữ có một cánh cửa đi thông nhau đe thuận tiện cho nhân viên hai bên qua lại.
Phát triển kinh tế luôn là chủ đạo. Với tình hình tài chính hiện nay của Ninh Lăng nếu muốn thực hiện việc nâng thu nhập bình quân lên thì phải tăng được thu tài chính.
Từ góc độ nào đó mà nói phương án quy hoạch đô thị mới của Chung Dược Quân cũng là một cách xúc tiến thu nhập từ thuế. Chẳng qua việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng cần tài chính không hề nhỏ, tài chính thị xã không thể kham nổi.
Đầu tư trên quy mô lớn vào cơ sở vật chất rồi thu thuế từ quỹ đất, thoạt nhìn đây là cách tốt để bù đắp lỗ thủng tài chính. Chẳng qua vấn đề nằm ở đầu tư ban đầu rất lớn, còn có thể thu được hiệu quả hay không cũng là điều làm người ta nghi ngờ.
Khu Khai Phát khu Hà Nam cùng khu Lâm Cảng đều đang giảm về số lược công ty đến đầu tư, đây là tín hiệu rất nguy hiểm. Nhất là khu Khai Phát, khu Hà Nam, khu Lâm Cảng vẫn còn đủ diện tích thì cũng nên làm người ta lo lắng.
Kinh tế quý hai năm 2002 của Ninh Lăng có thể duy trì vị trí thứ năm là do công trình trạm phát điện Cô Lỗ Câu – sông Kim Mã, cùng với việc đường sắt An Tương đi qua Ninh Lăng đang xây dựng, cao tốc An Tương nối từ Thổ Thành - - Tây Giang cùng Hoa Lâm - - Tào Tập đang toàn diện thi công, ba công trình xây dựng lớn này có tác dụng quan trọng nhất làm tăng trưởng kinh tế Ninh Lăng.
Triệu Quốc Đống cũng đã cẩn thận nghiên cứu thì thấy ngoài Khu Khai Phát, huyện Vân Lĩnh, huyện Hoa Lâm, Quận Tây Giang có tốc độ tăng trưởng vượt 16% a, các quận, huyện khác đều không như ý. Nhất là quận Đông Giang, huyện Tào Tập, Phong Đình, Thổ Thành đều có tốc độ kém dưới bình quân chung của thị xã 5%.
Nếu bỏ qua ảnh hưởng do mấy công trình xây dựng lớn thì Triệu Quốc Đống càng thấy rõ sự phân hóa trong phát triển kinh tế của Ninh Lăng, đó chính là người đi trước nhanh khỏi bệnh, nơi lạc hậu càng lúc càng lạc hậu, người đi trước đang có xu hướng giảm tốc, đây là áp lực lớn trên vai hắn.
Làm như thế nào để người đi trước phát triển mạnh, không bị bệnh, mà người lạc hậu cũng có thể đi được, đó chính là vấn đề trước mắt của hắn.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT