Đồng bằng Bắc Bộ những năm 40 của thế kỉ 20, tại một ngôi làng nhỏ nằm giữa cánh đồng lúa đang khô cằn. Nơi đây đã từng là một vùng đất mà con người sống yên bình. Họ trồng lúa, nuôi trâu bò, mong mỏi từng ngày để có được cuộc sống ấm no. Nhưng sự xuất hiện của bọn chúng đã đập tan những hi vọng đó, kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, chúng cướp đi tất cả, từ tài sản, lương thực và thậm chí là quyền để được sống của tất cả người dân nơi đây.
Trong hoàn cảnh đói kém kéo dài, rất nhiều gia đình đã không còn khả năng kiếm ăn để duy trì sự sống. Làng xóm vắng vẻ, không còn tiếng trẻ con chơi đùa, không còn những tiếng cười nói. Thế giới của những đứa trẻ này đang phải đối mặt với những thiếu thốn, đau đớn và sợ hãi.
Minh ngồi trong căn nhà tranh, ngẩn người nhìn lũy tre già khô cằn vì thiếu nước, không biết từ lúc nào, rặng tre xanh tốt đã biến thành như vậy, có lẽ cũng như cậu đang chết dần chết mòi theo từng ngày. Cậu đã không đã ăn gì từ ngày hôm qua, hoặc có thể là hôm kia, cậu cũng không nhớ rõ lần gần đây nhất mình ăn là lúc nào, Minh siết chặt chiếc bụng rỗng rồi quay về phía mẹ mình.
"Mẹ ơi, con đói!"
Người phụ nữ ngồi cạnh của sổ đang cầm một chiếc áo rách không biết đã vá đi vá lại bao nhiêu lần, đến cả sợi chỉ đã dùng từ lần trước bà cũng không dám vứt đi. Bên ngoài là hố lửa đang cháy tí tách. Nghe tiếng gọi cô ngẩn đầu nhìn đứa con trai nhỏ nhưng không nói gì, ánh nắng chiều xuyên qua cửa sổ nhưng cũng không thể xua đi tự tăm tối trong lòng cô.
Minh là một câu bé 6 tuổi, cơ thể gầy gò vì thiếu thức ăn, trên người chỉ mặc một chiếc quần nhỏ đã được vá vài chỗ. Thấy mẹ không trả lời nên bước đến, nhìn vào mắt của mẹ, đôi mắt đã mờ đi vì mệt mỏi.
"Mẹ ơi, sao mẹ không cho con ăn cơm."
Nhìn đứa con trai của mình, cậu bé có đôi mắt rất sáng. Sáng đến nỗi đã cho cô một tia hi vọng để tiếp tục cố gắng sống sốt trong thời điểm tăm tối này.
Bông vỗ về con trai: "Đợi lát nữa cha về rồi mình ăn nhé!"
Minh không hiểu, có thể ăn là được rồi.
Nhưng đợi cha về thì lâu lắm. Lúc này, Lan Anh cô bé nhà hàng xóm đến.
Thấy cô bé đến, Minh ngẩn đầu cười.
" Đến đây chơi với tôi à?"
" Um, mẹ lại đánh tớ nên tớ chạy qua đây."
"Nhưng tôi không còn sức để chơi với cậu" Minh ra ngoài ngồi cạnh hố lửa.
"Tôi cũng rất đói" mẹ cô bé còn không cho cô ăn.
Thấy hai đứa trả đang ngồi nghịch lửa, Bông không nói gì, im lặng khâu tiếp chiếc áo còn dang dở.
Được một lúc thì cha Minh về, ông ấy đem theo một túi gạo nhỏ bảo vợ vào nấu cơm cho con.Chỗ gạo này là cô dùng tất cả của cải còn lại ở nhà đem đi đổi, cũng không biết có thể cầm cự được bao lâu.
Cha Minh, ông Hải, một người đàn ông hiền lành, chăm chỉ. Ông sống suốt ba mươi lăm năm làm công việc cày cuốc, nương nhờ ruộng đồng nuôi sống gia đình nhỏ của mình. Vậy mà, giờ đây, ruộng chẳng thể cày, đồng cũng chẳng thể cuốc, muốn duy trì cuộc sống của gia đình là một điều vô cùng khó khăn. Ông thì sao cũng được, nhưng còn vợ con ông? Bông lấy ông là để chịu những vất vả này ư? Cô không đáng phải bị như vậy. Đứa con trai nhỏ của bọn họ càng không đáng phải bị như vậy.
Vợ ông trước đây là giáo viên của làng, rất nhiều chàng trai theo đuổi, thử hỏi một cô gái biết chữ giữa thời đại loạn lạc như vậy ai mà không muốn cưới chứ, sau khi chấp nhận lấy ông, cuộc sống của họ cũng không đến nổi thiếu thốn, nhưng giờ đây cuộc sống của ngôi làng này đã có quá nhiều biến đổi, con người còn không thể no bụng thì ai lại để ý vấn đề ngu dốt?
Bữa cơm chiều đã được dọn lên. Nhưng thật trớ trêu thay, nó không như mong đợi của Minh. Trên bàn là một cái nồi mà cơm chỉ vừa trám đít, một chén canh và 1 đĩa rau xào. Cậu thấy mẹ nhìn chằm chằm vào nồi cơm ít ỏi, rồi lại nhìn cha, rồi lại im lặng.
"Cái này không đủ cho cha mẹ và con cùng ăn đâu, làm sao đây?" Minh hỏi.
Cậu chỉ biết nhìn vào bát cơm, rồi lại nhìn bụng mình. Cậu cảm thấy đói, rất đói.
"Con ăn đi nhé" mẹ bớt cơm cho cậu.
Bát cơm nhỏ lưng chừng, hạt khô, không bóng mượt như trước, chỉ là những hạt gạo vụn nát và khô cứng. Mẹ cầm bát đưa cho Minh, đôi tay mẹ run run như thể không cầm nổi bát cơm ít ỏi ấy.
Minh nhìn tay mẹ, rồi ngẩn đầu: "Mẹ, sao cơm ít thế" một câu hỏi chẳng có gì đặc biệt, chỉ là lời thắc mắc của đứa trẻ nhưng nó kiến tim người phụ nữ thắt lại. Cô nặn nụ cười rồi xoa đầu Minh: "Con ăn đi, đừng lo nữa"
Mẹ cậu múc thêm ít nước canh vào bát, nước canh trong vắt, không có rau, cũng chẳng có thịt, chỉ là thứ nước lèo nhạt nhẽo từ vài cũ khoai lang cũ trong bếp. Minh đưa chén lên uống một ngụm, cậu không cảm nhận được vị gì, chỉ thấy nước canh mặn đắng lướt qua đầu lưỡi.
Cậu nhíu mày nhìn cha, cha cậu không cầm đũa, đẩy chén về phía mẹ và bảo: " Em ăn đi, lúc chiều tôi ăn rồi"
Minh thấy cha nhìn mẹ bằng ánh mắt an ủi, rồi lại nhìn ra mảnh đất trống bên nhà thông qua khe cửa sổ, nơi đó mẹ cậu vẫn thường trồng rau, nhưng giờ đây chỉ là những nhúm cỏ dại mọc um tùm.
Thấy chồng nhường bát cơm cho mình, Bông không khỏi chua xót nơi đáy lòng. Cô biết, anh làm từ quần quật từ sáng đến chiều thì lấy đâu ra thời gian để ăn cơm chứ.
Cô gắp miếng khoai lang đã sắp thành bột vào bát của con trai, cố gắng mỉm cười, nhưng nụ cười ấy không thể che giấu được nỗi lo âu đang dần chồng chất trong lòng.
Cả gia đình im lặng ăn từng miếng cơm một cách chậm rãi, mỗi miếng ăn tựa như một trận chiến chống chọi với cái đói. Minh nhai chậm, cố gắng không nuốt vội để có thể cảm nhận một chút gì đó nuôi sống cơ thể mình, tuy những hạt cơm khô rát trong miệng khiến cậu không có cách nào nuốt nổi nhưng nếu không ăn thì cậu sẽ rất đói. Minh chật vật cầm lấy bát canh uống vào vài ngụm nương nhờ nó để nuốt những hạt cơm cuối cùng vào bụng.
Sau bữa ăn, mẹ cậu lấy một chiếc khăn đã bạc màu tiến đến lau lên khóe miệng cậu. Minh thấy mẹ đang nhìn về phía chân trời xa xăm, nơi bóng tối đang dần tiến đến bao trùm cả ngôi làng.
"Mẹ ơi, cậu hai vẫn chưa về ạ?" Minh hỏi
"Um, đợi vài ngày nữa xem sao" Bông không nhìn con trai, cất giọng khàn khàn.
Cậu hiểu, mẹ cậu đang lo cho cậu hai, người em trai của ba, và những người đi tìm kiếm thức ăn trên núi. Đã ba ngày rồi họ vẫn chưa quay về.
Thấy cha đứng dậy bước ra ngoài, Minh cuối đầu nhìn bát cơm, dù nó đã không còn gì nữa. Cậu không hiểu tại sao mọi thứ lại khó khăn như vậy, nhưng cậu có thể cảm nhận được sự thiếu thốt một cách rõ rệt, những năm gần đây, mọi người trong làng không còn nhiều người trồng trọt nữa, các anh trai và các chú trong làng bận việc gì rồi đi đâu đó không thấy trở về. Những ngày này, cậu biết mọi người trong làng đều thiếu ăn, người lớn cứ thì thầm với nhau về việc làm sao để tìm được gạo, hỏi nhau về chuyện lên rừng để tìm gì đó ăn cho đỡ đói. Những miếng cơm vụt, những bát canh nhạt nhẽo và những khuôn mặt khắc khổ của người lớn xung quanh đã in sâu vào trí nhớ cậu. Cậu thấy có người còn ăn cả lá cây rụng bên vệ đường. Trong lòng cậu đang có một nỗi sợ hãi mơ hồ dâng lên, cậu sợ cái đói, cậu sợ gia đình mình không còn những bữa ăn đủ đầy như trước.
"Vào ngủ đi con" giọng nói của mẹ cắt ngang suy nghĩ của cậu. Minh đứng dậy leo lên chiếc giường tre nằm xuống và nhắm mắt lại.
Bông cầm củ khoai lang đã nguội lạnh đem ra cho chồng. Ông Hải tuy là người nói không nhiều, nhưng ánh mặt lúc nào cũng toát lên sự chân thành và kiên nhẫn. Lúc họ đến với nhau, không có bất kì một lời tỏ tình hoa mỹ nào, chỉ là những lần ông Hải lặng lẽ mang bó củi khô đến cho lớp học buổi tối mà Bông dạy, bởi lẽ ông hiểu rõ tầm quan trọng của việc biết chữ, ông luôn nghĩ rằng con chữ có thể thay đổi cả cuộc đời, làng này tương lai sẽ nhờ đến lũ trẻ. Sau đó, ngày qua ngày Bông cảm mến sự cần mẫn của người đàn ông này, họ đến với nhau không vì vật chất hay điều kiện bên ngoài, mà vì sự đồng cảm và thấu hiểu. Cô yêu sự chân thành của anh, anh kính trọng tri thức và sự hiền hậu của người phụ nữ.
Thấy chồng đang ngồi vá chiếc áo của con trai dưới ánh đèn, lòng cô không khỏi chua xót.
"Anh ăn khoai đi, đưa áo con em sửa lại cho"
Ông Hải cười nói: "Còn một đường kim nữa là xong rồi, em xem"
Bông không nói gì lặng lẽ bẻ từng miếng khoai đưa lên miệng chồng.
"Sao em không ăn đi" người đàn ông hỏi.
"Lúc nãy em và con ăn rồi, anh ngày mai còn đi làm, không ăn thì lấy đâu ra sức" cô nhíu mày nói
Thấy vợ tỏ vẻ giận nên ông Hải thuận thế cắn miếng khoai: "Lớp em còn có thể tiếp tục duy trì không?"
Bông nói "Lũ trẻ đến ít lắm"
"Ngày mùa không chỉ cần sức tay, mà còn cần sức đầu. Có em dạy lũ trẻ, làng ta mới có hi vọng sống" ông Hải vừa may áo vừa nói.
Mẹ Minh cười dịu dàng: "Em dạy chữ chỉ thêm chút ánh sáng thôi. Anh cố gắng thêm chút nữa, qua mùa giáp hạt này là chúng ta sẽ ổn thôi, con cần anh, lành này cũng cần anh" và em cũng cần anh.
Tuy nói tình cảm không được thể hiện bằng những lời hoa mỹ nhưng thật sự những lời này có tác dụng rất lớn đối với ông Hải, ông ôm vợ vào lòng khẽ nói: "Anh biết" dù có xẻ thịt mình để cô và con no thì anh cũng bằng lòng.
Một đêm như vậy cứ thế qua đi.
Sáng hôm sau một người đàn bà đến nhà Minh, đó là bà Tư nhà ở cuối thôn, bà đến xin một bát nước ấm, giọng thì thào kể lại chuyện mà bà đã chứng kiến. Giọng nói khe khẽ như sợ người khác nghe thấy.
"Mẹ nó à..." đôi mắt trũng sâu nhìn vào bát nước, dường như không biết phải bắt đầu từ đâu."Cuối thôn, chỗ nhà ông Quý ấy, mấy hôm trước ...có người chết đói. Lúc đầu chỉ thấy người ta khiên đi chôn...nhưng rồi không thấy mộ đâu cả."
Mẹ Minh thở dài, nói nhỏ: "Người ta đói quá, bà ạ. Đến ngô khoai còn chẳng có thì nói gì đến cơm gạo, làm sao có thể sống được cơ chứ"
Bà Tư nuốt nước miếng xua đi cảm giác ghê rợn, kể tiếp:
"Hôm qua tôi nghe nhà ông Quý cãi nhau. Hóa ra con dâu nhà đó đã lấy một phần thịt người chết để nấu ăn cho gia đình."