Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng, trong sự nghiệp văn học của mình ông đã có nhiều cống hiến to lớn cho nền nghệ thuật nước nhà. Phong cách văn chương của ông mang tính tự sự - triết lý đậm nét. Mỗi thời kỳ sáng tác ông luôn để lại nhiều dấn ấn riêng trong lòng bạn đọc. Đặc biệt trong đó phải kể đến tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Tác phẩm thể hiện sự thay đổi quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa hiện thực và con người.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” kể lại chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng cùng với những chiêm nghiệm sâu sắc của anh về nghệ thuật và cuộc đời. Theo lời đề nghị của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù cho bộ lịch về thuyền và biển. Và nơi Phùng chọn để thực hiện bô ảnh lại là chiến trường cũ của anh thời kháng chiến chống đễ quốc Mĩ. Tại đây anh đã được gặp lại Đẩu – người bạn chiến đấu năm xưa, giờ là chánh án tòa án huyện. Khi đến anh bắt gặp một bức tranh tuyệt đẹp đó là hình ảnh của thuyền và biển trong sương sớm. Nhưng trong bức tranh tuyệt diệu ấy Phùng lại tìm ra hai phát hiện.
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đầy thơ mộng trước vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm sương mờ. Là một phóng viên yêu nghề, có đam mê và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, Phùng đã trải qua khoảnh khắc hạnh phúc tột cùng khi được thấy một cảnh “đắt” trời cho: “trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào…”. Khung cảnh ấy quả thực đã chạm tới xúc cảm của người nghệ sĩ. Nó đem đến cho ta một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích khiến cho Phùng phải bối rối, anh cảm nhận được trong trái tim như có cái gì đó thắt vào. Đó là khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Phùng nhanh chóng nhấc máy ảnh lên và chụp lại khoảnh khắc ấy. Phát hiện đầy thơ mộng với cảnh bình minh trên biển mang đến một bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ mà không thể nào tìm thêm một từ ngữ nào khác để ca ngợi vẻ đẹp cổ điển mà lãng mạn của nó. Qua phát hiện thứ nhất ta thấy Phùng Phùng là người nghệ sĩ chân chính có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp. Anh đã khám ra chân lí của sự hoàn thiện, cho rằng bản thân của cái đẹp chính là đạo đức. Cái đẹp phải thực sự có tính hướng thiện.
Nhưng sau khi chứng kiến những gì diễn ra trên bờ biển trong buổi sáng hôm ấy, Phùng đã có những thay đổi trong nhận thức về nghệ thuật. Đó chính là phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh – một phát hiện trước bức tranh cuộc sống đầy bất ngờ và nghịch lí. Một cảnh đời ngang trái đã diễn ra khi chiếc thuyền tiến vào bờ và Phùng đã chứng kiến tất cả câu chuyện đau lòng của gia đình làng chài ấy. Xuất hiện trước mắt anh là hình ảnh một người đàn bà trạc ngoài bốn mươi tuổi, thân hình cao lớn, rỗ mặt, gương mặt tái ngắt, hiện lên sự mệt mỏi sau một đêm dài thức trắng kéo lưới. Và tiếp đó là hình ảnh người đàn ông đi sau với tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ…. Than ôi! Còn đâu nữa nét đẹp cổ điển và lãng mạn của bức tranh thiên nhiên “toàn bích” khi mà Phùng tận mắt chứng kiến một trận lôi đình của lão đàn ông hùng hổ. Chẳng rõ cơ sự thế nào mà anh chỉ thấy lão rút chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa rồi chẳng nói chẳng rằng cứ thế quật tới tập vào tấm lưng của người phụ nữ lam lũ ấy. Điều anh bận tậm nhất chính là việc người đàn bà bị người chồng vũ phu và độc ác đánh đập hàng ngày mà không hề kêu ca, chống đối gì cả. Phải chăng đó là một sự chịu đựng hoàn toàn tự nguyện? Mọi chuyện xảy ra đột ngột khiến người nghệ sĩ nhiếp ảnh không khỏi kinh ngạc. Vấn đề lớn nhất mà người nghệ sĩ này nhận ra đó là khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống. Hóa ra cuộc sống của những con người lao động nơi đây không hề viên mãn như khung cảnh sáng sớm bình minh đẹp mê hồn ấy. Phùng với những khám phá sâu sắc về cuộc sống và con người, anh nhận ra người nghệ sĩ phải có cái nhìn toàn diện, đa chiều, đi sâu vào khám phá bản chất bên trong chứ không phải chỉ đứng từ “ngoài xa” để quan sát vẻ bề ngoài.
Vậy là người nghệ sĩ đã có những phát hiện mới mẻ trong bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ là bức tranh cuộc sống đầy nghịch lí và bất ngờ. Từ một chiếc thuyền đẹp như mơ đến cảnh tượng bạo lực của người đàn ông độc ác khiến ai cũng phải sững sờ, hoảng hốt. Thương thay cho số kiếp lênh đênh, khốn cùng của người đàn bà làng chài. Phùng không thể đứng yên khi thấy người đàn bà bị đánh đập dã man và anh cũng muốn khám phá những bí ẩn về thân phận của một con người luôn giống như một ẩn số với anh. Và đó chính là phát hiện thứ ba của người nghệ sĩ nhiếp ảnh với câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện.
Phùng là một người tốt bụng, nhân hậu. Câu chuyện cuộc đời của người đàn bà làng chài đã khiến anh vỡ lẽ ra biết bao điều về con người và cuộc sống: Những thân phận đau khổ, những vẻ đẹp khuất lấp, những nghịch lí chưa thể giải quyết của đời sống hiện thực… Qua đấy ta thấy Phùng là một con người sâu sắc, anh mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và tình thương yêu con người. Người nghệ sĩ nhiếp ảnh ấy đã có những động thái tác động vào đời sống: can thiệp vào việc người đàn bà bị đánh trên bờ biển, gặp gỡ trò chuyện với con trai của chị – thằng Phác, cùng với chánh án Đẩu tìm cách giải thoát cho người đàn bà. Nhưng tất cả những điều đó dường như chưa đủ sau khi nghe người đàn bà kể lại câu chuyện cuộc đời mình tại tòa án huyện. Người đàn bà đã từ chối dứt khoát thiện ý của người đại diện cho công lí là muốn giúp chị được giải phóng khỏi cái ách nặng nề của người chồng vũ phu, tàn bạo. Tới đây thiên truyện được mở nút bằng lời giải của người đàn bà nghèo khổ. Thứ nhất chị làm vậy là vì tình thương đối với lũ con, chúng là tất cả niềm vui và niềm hạnh phúc của chị, chị cam chịu vì con cái. Thứ hai là vì cuộc sống dân chài luôn phải chống chọi với những bất trắc của biển cả nên việc có người đàn ông chèo chống trong gia đình rất cần thiết. Đó là những lời lí giải mà có lẽ những ai có cái nhìn giản đơn, duy ý chí sẽ không thể nào mà hiểu được.
Phùng – nhân vật chính của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Anh là nơi mà tác giả gửi gắm những thông điệp sâu sắc, ý nghĩa về nghệ thuật, những thấu hiểu và lo âu hết sức đáng quý của một người nghệ sĩ trước cuộc đời: tránh mọi cái nhìn chủ quan, phiến diện một chiều, hay lãng mạn hóa hiện thực. Ta phải nhìn thẳng vào hiện thực bởi hiện thực và con người rất phức tạp, đầy bí ẩn, không thể coi là cái đã biết trước.
........(Còn tiếp ...)
Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT