Chương 3
Trước khi ông ra đi, nằm ở trên giường bệnh lôi kéo tay Thẩm Như Như, đem một chìa khóa đồng bị rỉ sắt che kín đặt vào trong lòng bàn tay cô, nói với con gái và con rể : “Cửa hàng nhang đèn của bố, về sau liền giao cho Như Như xử lý, con bé rất có linh khí, cùng cửa hàng này có duyên.”
Đây là câu nói cuối cùng của ông ngoại, nói xong liền cứ vậy ra đi.
Ba Thẩm và mẹ Thẩm cũng không để câu nói cuối cùng kia của ông ở trong lòng, bọn họ đem cửa hàng ghi tên Thẩm Như Như, dự định sau này để cô cho thuê cũng được bán cũng tốt, tùy cô xử trí.
Chỉ có Thẩm Như Như vẫn luôn để tâm đến câu nói kia.
Chính xác là câu “con bé rất có linh khí” những lời này làm cho cô để tâm.
Thẩm Như Như có một cái bí mật nhỏ, đến cả bạn tốt của cô là Vương Tây Nhã cũng không biết.
Cô trời sinh đối với hoa cỏ cây cối có cảm giác vô cùng thân cận, mặc kệ là loại thực vật gì, chỉ cần vào trong tay cô, cho dù có tùy tiện chăm sóc như thế nào vẫn có thể lớn lên tươi tốt.
Tóm lại, mặc kệ câu nói của ông ngoại là vô tâm hay là cố ý, Thẩm Như Như vẫn quyết tâm xách bọc hành lý lớn nhỏ đi đến trấn Mộ Nguyên.
Chạng vạng mặt trời xuống núi, sân sau cũng đã râm mát hơn nhiều, Thẩm Như Như xắn tay áo lên bắt đầu xử lý đồ vật. Cô đem hết thảy mớ công cụ cũ dọn đi đưa cho ông Hứa thu phế phẩm, làm cho ông vui vẻ đến không khép miệng được, thậm chí còn chạy vào giúp cô cùng nhau dọn.
“Nha đầu!" Ông Hứa từ phía dưới một một cái bàn rách nát lấy ra một tượng điêu khắc, hỏi: “Đây là cái gì?”
Tượng điêu khắc bị che kín bởi tro bụi thoạt nhìn rất dơ bẩn, ông Hứa đem bụi bặm vỗ rớt, lộ ra một tượng điêu khắc chân dung. Đây là một pho tượng hình người, là một người đàn ông tóc rối xù, áo giáp sắt vàng, dưới chân đạp đám mây ngũ sắc, cưỡi kiếm mà đứng, mắt như điện quang.
Cho dù pho tượng thập phần mini, chỉ cao bằng có cánh tay cũng không có cách nào che giấu uy vũ khí phách của người này.
Ông Hứa nhìn kỹ càng, đôi mắt trừng lớn, vội hô lên: “Đây là tượng Vô Lượng Tổ Sư đấy, không thể ném bừa đâu! Nha đầu, mau lấy về đi rồi còn dâng lên cúng bái!”
Vẻ mặt của Thẩm Như Như có chút ngơ ngác, làm một người học y, cô chưa từng tiếp xúc qua chùa miếu đạo quan nào. Tuy rằng ba Thẩm có đôi khi sẽ thỉnh thầy phong thuỷ về để nhìn xem phong thuỷ trong nhà, nhưng trong nhà cô chưa từng thờ phụng bất kì tượng nào, tượng này để cúng bái ai cô hoàn toàn không biết gì cả.
Có điều nhập gia thì phải tùy tục, đạo lý này cô hiểu, nếu ông Hứa coi trọng như vậy, cô liền dựa theo lời ông nói, đem pho tượng Vô Lượng Tổ Sư đặt lại trong phòng.
Thời điểm ông Hứa mang theo đồ vật rời đi còn không quên dặn dò một câu: “Nhớ rõ phải bồi tội với Tổ sư gia đấy!”
Thẩm Như Như liền đồng ý, “Nhất định nhất định, ông yên tâm đi.”
Tiễn ông Hứa đi, Thẩm Như Như trở về sân sau đem lá khô quét thành một đống, bỏ vào sọt rác cầm đi đổ, sau một thời gian bận bịu dọn dẹp cũng khiến cho sân sau rực rỡ hẳn lên.
Thẩm Như Như vỗ vỗ tay trở về phòng, đem giá trang trí bằng gỗ buổi chiều mới vừa đến cùng mấy chậu hoa để sát vào chân tường, phía trên có mái hiên che mưa chắn gió.
Cô đi đến bên giếng nước múc nửa xô nước, đổ vào thùng tưới nước cho mấy chậu cây cảnh.
Đây là câu nói cuối cùng của ông ngoại, nói xong liền cứ vậy ra đi.
Ba Thẩm và mẹ Thẩm cũng không để câu nói cuối cùng kia của ông ở trong lòng, bọn họ đem cửa hàng ghi tên Thẩm Như Như, dự định sau này để cô cho thuê cũng được bán cũng tốt, tùy cô xử trí.
Chỉ có Thẩm Như Như vẫn luôn để tâm đến câu nói kia.
Chính xác là câu “con bé rất có linh khí” những lời này làm cho cô để tâm.
Thẩm Như Như có một cái bí mật nhỏ, đến cả bạn tốt của cô là Vương Tây Nhã cũng không biết.
Cô trời sinh đối với hoa cỏ cây cối có cảm giác vô cùng thân cận, mặc kệ là loại thực vật gì, chỉ cần vào trong tay cô, cho dù có tùy tiện chăm sóc như thế nào vẫn có thể lớn lên tươi tốt.
Tóm lại, mặc kệ câu nói của ông ngoại là vô tâm hay là cố ý, Thẩm Như Như vẫn quyết tâm xách bọc hành lý lớn nhỏ đi đến trấn Mộ Nguyên.
Chạng vạng mặt trời xuống núi, sân sau cũng đã râm mát hơn nhiều, Thẩm Như Như xắn tay áo lên bắt đầu xử lý đồ vật. Cô đem hết thảy mớ công cụ cũ dọn đi đưa cho ông Hứa thu phế phẩm, làm cho ông vui vẻ đến không khép miệng được, thậm chí còn chạy vào giúp cô cùng nhau dọn.
“Nha đầu!" Ông Hứa từ phía dưới một một cái bàn rách nát lấy ra một tượng điêu khắc, hỏi: “Đây là cái gì?”
Tượng điêu khắc bị che kín bởi tro bụi thoạt nhìn rất dơ bẩn, ông Hứa đem bụi bặm vỗ rớt, lộ ra một tượng điêu khắc chân dung. Đây là một pho tượng hình người, là một người đàn ông tóc rối xù, áo giáp sắt vàng, dưới chân đạp đám mây ngũ sắc, cưỡi kiếm mà đứng, mắt như điện quang.
Cho dù pho tượng thập phần mini, chỉ cao bằng có cánh tay cũng không có cách nào che giấu uy vũ khí phách của người này.
Ông Hứa nhìn kỹ càng, đôi mắt trừng lớn, vội hô lên: “Đây là tượng Vô Lượng Tổ Sư đấy, không thể ném bừa đâu! Nha đầu, mau lấy về đi rồi còn dâng lên cúng bái!”
Vẻ mặt của Thẩm Như Như có chút ngơ ngác, làm một người học y, cô chưa từng tiếp xúc qua chùa miếu đạo quan nào. Tuy rằng ba Thẩm có đôi khi sẽ thỉnh thầy phong thuỷ về để nhìn xem phong thuỷ trong nhà, nhưng trong nhà cô chưa từng thờ phụng bất kì tượng nào, tượng này để cúng bái ai cô hoàn toàn không biết gì cả.
Có điều nhập gia thì phải tùy tục, đạo lý này cô hiểu, nếu ông Hứa coi trọng như vậy, cô liền dựa theo lời ông nói, đem pho tượng Vô Lượng Tổ Sư đặt lại trong phòng.
Thời điểm ông Hứa mang theo đồ vật rời đi còn không quên dặn dò một câu: “Nhớ rõ phải bồi tội với Tổ sư gia đấy!”
Thẩm Như Như liền đồng ý, “Nhất định nhất định, ông yên tâm đi.”
Tiễn ông Hứa đi, Thẩm Như Như trở về sân sau đem lá khô quét thành một đống, bỏ vào sọt rác cầm đi đổ, sau một thời gian bận bịu dọn dẹp cũng khiến cho sân sau rực rỡ hẳn lên.
Thẩm Như Như vỗ vỗ tay trở về phòng, đem giá trang trí bằng gỗ buổi chiều mới vừa đến cùng mấy chậu hoa để sát vào chân tường, phía trên có mái hiên che mưa chắn gió.
Cô đi đến bên giếng nước múc nửa xô nước, đổ vào thùng tưới nước cho mấy chậu cây cảnh.