Thời điểm Hoa Dương cáo trạng, Tương Vương cũng không nhàn rỗi, vào ngày Ngô Nhuận dẫn theo nhóm tù nhân rời khỏi Lăng Châu, Tương Vương lập tức mời tới hai vị mưu sĩ*, hai vị mưu sĩ kia nghiền ngẫm từng chữ một, nói có sách mách có chứng, chỉ dẫn ông ta viết xuống một bức thư chân thành tạ tội.
Mưu sĩ*: Người bề tôi chuyên bày mưu hiến kế cho vua chúa thời phong kiến.
Đây là vì vô tình đùa giỡn Hoa Dương mà tạ tội.
Khi dân chúng kéo đến Ninh Viện cáo trạng ông ta, thấy Hoa Dương gửi thư bằng sáu trăm dặm khẩn cấp, Tương Vương vội vàng gọi mưu sĩ tới, viết phong thư thứ hai bào chữa cho mình. Ông ta cũng không ngu ngốc, thừa nhận một ít “tội danh nhỏ’, ví dụ như với tư cách là tá điền trong lúc vô ý chiếm dụng đồng ruộng của dân thường, rồi chối bỏ hết những tội danh lớn nhất là cưỡng đoạt dân nữ, giết hại dân thường.
Hai phong thư này của ông ta chỉ tới trễ hơn hai phong thư của Hoa Dương nửa ngày.
Cảnh Thuận Đế đương nhiên không có khả năng sẽ buông tha cho Tương Vương.
Dòng họ Chư Phiên vương vốn là những mọt nằm rải rác khắp các triều đại, chiếm 10% diện tích ruộng đất của cả nước, số này vẫn trong danh sách đăng ký, có điều chỉ có bản thân họ mới biết rõ ràng đã chiếm bao nhiêu đất của dân.
Đất của Phiên vương không cần nộp thuế, đồng thời mỗi năm bọn họ còn nhận được một lượng lớn lương thực từ triều đình, tiền thuế mà triều đình thu từ bách tính để nuôi người nhà Phiên vương đều không nuôi nổi nữa!
Nếu có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, Cảnh Thuận Đế hận không thể loại bỏ hết chức vị Phiên vương, tịch thu tài sản riêng của vương phủ vào công quỹ.
Không thể loại bỏ, ông đành chấp nhận, Phiên vương phạm những sai lầm nhỏ, vì Đế vương phải đối với hoàng tộc phải nhân từ, vậy nên ông vẫn còn có thể dung thứ.
Nhưng mà lần này, Tương Vương dám duỗi tay đến người nữ nhi, ông còn nhẫn nhịn thì bao nhiêu uy nghiêm của Hoàng đế đều ném xuống dưới chân của Phiên vương, tùy ý để bọn họ dẫm đạp!
Trước khi hai vị khâm sai xuất phát, Cảnh Thuận Đế chỉ nói một câu, đó là bảo bọn họ cứ theo lẽ công bằng mà làm việc.
Khâm sai vội vã thúc ngựa đến được thành Lăng Châu vào ngày 9 tháng 4, việc thứ nhất khi họ vào thành là đến bái kiến Công chúa Hoa Dương.
Trần Kính Tông ở Vệ Sở, Hoa Dương thay một bộ váy sắc vàng, cùng với hai nha hoàn, Chu Cát thị vệ thống lĩnh và Ngô Nhuận đã trở về nửa canh giờ trước cùng nhau triệu kiến hai vị khâm sai của triều đình.
Khi khâm sai tự báo tên họ, Hoa Dương mới biết được hai người này vậy mà là hai người ở đời trước tới điều tra Tương Vương, một người là Thạch Nghiêu, bạn cũ của cha chồng, một người là Trịnh Hồng, người không được hòa hợp với cha chồng lắm.
Hoa Dương kính trọng cha chồng là chuyện không cần phải nói, nhưng nàng cũng không đến mức xem đối thủ của cha chồng là người xấu, ví dụ Trịnh Hồng trước mặt, đời trước ông ấy cũng đồng ý với việc cha chồng tố giác mười ba tội danh của Tương Vương, nhưng khẳng định rằng Tương Vương không có ý làm phản.
Tương Vương xác thực không muốn tạo phản, ông ta ngu xuẩn vì đã ‘tố tụng bất công’, cho nên Thạch Nghiêu tố cáo ông ta tội làm phản cũng không có gì là oan uổng.
Xét đến cùng, hai vị khâm sai chưa sai, sai chỉ có Tương Vương.
Sau thi hành lễ xong, Trịnh Hồng tiếp nhận một chiếc hộp dài từ trong tay tùy tùng, Thạch Nghiêu lấy cuộn thánh chỉ Minh Hoàng ra, nói với Hoa Dương: “Công chúa, Hoàng thượng có ý chỉ.”
Lúc này Hoa Dương mới rời khỏi bàn, quỳ xuống nghe chỉ.
Thánh chỉ của Cảnh Thuận Đế chủ yếu nói về ba việc. Đầu tiên là trấn an oan ức mà Hoa Dương phải chịu, đồng thức ca ngợi tấm lòng vì dân mà giải oan của nàng, cuối cùng Cảnh Thuận Đế đặc biệt ban thưởng ‘Roi đánh vương’, từ Phiên vương cho tới thần dân, bất cứ ai dám bất kính với nữ nhi, tàn hại bách tính, nữ nhi đều có thể dùng roi quất. Roi đánh vương có ý nghĩa phi phàm, Cảnh Thuận Đế hy vọng nữ nhi sẽ dùng nó thận trọng, nếu chứng minh được rằng số lần đánh oan vượt quá ba lần, Đế vương sẽ thu hồi roi này.
Tuy rằng Cảnh Thuận Đế đưa ra điều kiện với Hoa Dương, nhưng đây vẫn là lần đầu tiên Đế vương của một triều đại ban thưởng roi vua, đủ thấy Hoa Dương được sủng ái như nào.
‘Roi đánh vương’ này ban thưởng cũng rất thích hợp, ai bảo Hoa Dương bị một vị Phiên vương đùa giỡn, lại dùng roi đánh ông ta?
Cảnh Thuận Đế chính là muốn dùng phương thức này nói cho bách tính thiên hạ, Công chúa đánh đúng lắm, người làm Phụ hoàng như ông hoàn toàn ủng hộ!
“Nhi thần khấu tạ long ân.”
Hoa Dương cực kỳ thích món quà này, mặc dù đời này có khả năng nàng không dùng nó được mấy lần.
Đôi tay tiếp nhận hộp dài đựng roi, Hoa Dương được hai nha hoàn đỡ đứng dậy.
Vẻ mặt Trịnh Hồng nghiêm túc nói: “Công chúa, thần còn phải tới phủ Tương Vương điều tra nên không tiện ở lâu, xin phép cáo từ.”
Hoa Dương: “Đi thôi, các vị đại nhân cứ việc xử lý vụ án theo lẽ công bằng, không cần phải vì ta mà xét xử oan cho Tương Vương, cũng không cần vì ông ta là Phiên vương mà để cho bách tính chịu oan ức.”
“Công chúa anh minh, thần sẽ ghi nhớ trong lòng.”
Ngô Nhuận đi tiễn hai vị khâm sai.
Hoa Dương phân phó Chu Cát: “Phái người tới phủ Tương Vương trông chừng, nếu có biến hóa gì lập tức báo cáo.”
Chu Cát nhận lệnh rời đi.
Lúc này Hoa Dương mới đặt hộp dài lên bàn, mở ra.
Đời trước cũng có điển tích hoàng đế thưởng roi cho hiền thần, gọi là roi, nhưng thực chất là chùy, đó là một loại binh khí dài có bốn cạnh, thoạt nhìn cực kỳ uy phong, cũng rất nặng, chỉ có Trần Kính Tông, Chu Cát là nam nhi oai hùng mới có thể dùng nó một cách tự nhiên.
Phụ hoàng hẳn đã cân nhắc tới điểm này, roi ban cho nàng là roi da được làm từ gân bò, đầu rồng vàng ròng, dài ước chừng bảy thước.
Hoa Dương thử lắc lắc, cảm thấy khá là thuận tay.
Triều Vân cười nói: “Nếu Công chúa nhận được roi đánh vương này từ sớm, ngày ấy đã tự tay quất Tương Vương mấy roi rồi.”
Hoa Dương: “Ông ta không xứng.”
Nàng thích cái roi này, tuy nhiên không phải ai cũng có thể được nàng dùng đến roi này.
“Cất nó đi.”
Vào lúc chạng vạng tối, Chu Cát nhận lệnh phái người tới phủ Tương Vương nhìn chằm chằm, nửa ngày trôi qua, tạm thời vẫn chưa phát hiện điều gì bất thường.
Hoa Dương nhớ lại những hồ sơ mà nàng nhìn thấy ở kiếp trước, khi đó nhóm khâm sai còn chưa đến thành Lăng Châu, Tương Vương đã dâng ‘Tố tụng bất công’ lên, bách tình toàn thành đều biết.
Đời này vì sao Tương Vương còn chưa dâng lên?
Chẳng qua là xem món ăn người ta gọi, cha chồng nàng tố cáo ông ta, một đại thần một Vương gia, Tương Vương đương nhiên dám kêu oan, nhưng đến Hoa Dương thì Tương Vương nào dám cậy mạnh. Hơn nữa lần này Tương Vương thế tử cùng hơn hai mươi thị vệ đã bị áp giải vào kinh thành, giao cho Cẩm Y Vệ xét xử, mà Cẩm Y Vệ là nơi nào, một ngày Tương Vương uống bao nhiêu bát rượu bọn họ cũng điều tra ra, Tương Vương đại khái đoán được không thể chối tội, nên đành chấp nhận số mệnh.
Không có chuyện ‘tạo phản’, tội danh ‘vu oan cho hoàng thân quốc thích’ của cha chồng đã hoàn toàn bị được trừ sạch tận gốc.
Tâm trạng của Hoa Dương cực tốt.
Nàng làm nhiều chuyện như vậy, chỉ vì để Trần gia có được một kết cục tốt, cũng vì đệ đệ lưu lại hiền danh.
‘Chim bay đi mất, cung tốt giấu đi, thỏ xảo quyệt chết, tay sai nấu nướng’, những điều này đều là lời này mà công thần lên án quân vương.
Theo quan điểm của Hoa Dương, đệ đệ đối xử với Trần gia như vậy, ngoại trừ việc mang tiếng xấu ra, căn bản không thu được chỗ tốt gì. Có lẽ đệ đệ vì muốn đoạt lại quyền lực do cha chồng nắm giữ, nhưng cha chồng đã chết, những gì ông ấy để lại cho đệ đệ đều là đại thần có thể trọng dụng, đi theo cha chồng cùng nhau phụ tá đệ đệ đưa đất nước hưng thịnh, cha chồng còn sống thì bọn họ coi như Thiên Lôi sai đâu đánh đó, cha chồng vừa chết, đệ đệ tự mình nắm lại quyền hành, những người đó tự nhiên sẽ nghe theo đệ đệ nói, hà tất gì phải dùng phương thức cực đoan như vậy diệt trừ đảng phái của cha chồng?
Hoa Dương rất quý trọng những năm quốc thái dân an* mà cải cách của cha chồng mang lại, những thần tử lợi dụng đệ đệ trẻ tuổi mà ở bên cạnh xúi giục hủy bỏ những cải cách của cha chồng, đơn giản là muốn tiếp đục đi trên con đường tham quan kia, lấy đồng thuế từ mồ hôi nước mắt của bách tính về dùng.
Quốc thái dân an*: Đất nước thái bình, dân chúng yên ổn.
Hoa Dương không có tham vọng, nhà mẹ đẻ và nhà chồng là gia đình nhỏ của cô, ở thiên hạ nàng lại là một Công chúa.
Điều duy nhất nàng mong muốn là gia đình hòa thuận và mọi nhà sung túc.
Trần Kính Tông bước vào Tê Phượng điện, thấy Hoa Dương đang thoải mái dựa vào chiếc xích đu, nhắm mắt thoải mái, đung đưa nhẹ nhàng dưới bóng cây.
Trên đầu nàng cài một bông hoa mẫu đơn hồng nhạt, trừ cái này ra không còn trang sức nào khác.
Ánh hoàng hôn rực rỡ phía tây rớt xuống làn váy đỏ của nàng.
Hắn ra hiệu cho Triều Vân, Triều Nguyệt lui ra, từ từ bước lại gần.
Những cánh hoa mẫu đơn mỏng manh và hồng hào, có thể nói là hoàn mỹ, nhưng gương mặt trắng hồng của nàng còn mê người hơn cả mẫu đơn.
Bên cạnh chiếc ghế xích đu có một chiếc ghế đẩu nhỏ, có lẽ là để bọn nha hoàn ngồi bên cạnh nói chuyện với nàng.
Trần Kính Tông ngồi vào chiếc ghế nhỏ, khuỷu tay đặt trên đầu gối, nửa người trên hơi khom, ánh mắt nhìn nàng từ lông mày xuống dưới.
Da thịt của nàng trắng như tuyết, môi hồng như lửa lại ướt át mê người.
Trần Kính Tông nhìn đi chỗ khác, hắn cũng không muốn ngày nào cũng bị nàng ghét bỏ, nhưng nàng lớn lên như vậy, có đàn ông nào nhịn được không thương nhớ.
Đừng nói nam nhân, đến cả nữ nhân thấy nàng cũng không có mấy người không ngây ngẩn.
Hoa Dương mở to mắt, thấy Trần Kính Tông đang ngồi ở bên cạnh mình, hắn nghiêng đầu nhìn về thân cây phía sau nàng, không biết đang suy nghĩ cái gì.
“Đã trở lại?”
Chiếc xích đu này thật thoải mái, Hoa Dương lười nhác tiếp tục đung đưa, nói chuyện cùng hắn.
Trần Kính Tông lần nữa nhìn qua nói: “Hai vị khâm sai đã đưa cả Hạng Bảo Sơn, Vương Phi Hổ và Lâm Ngạn đi.”
Hoa Dương không chút nào kinh ngạc: “Xem bọn họ phá Vệ Sở thành cái dạng gì là biết bọn họ không phải quan tốt, một người là con rể Tương Vương, một người là em rể Hạng Bảo Sơn, còn có một người bụng lớn chứa ruột già.”
Trần Kính Tông cười: “Không nhắc đến Hạng Bảo Sơn và Lâm Ngạn, chỉ nói Vương Phi Hổ, nàng không thể vì hắn ta béo mà nghi ngờ hắn ta không phải người tốt.”
Hoa Dương lườm hắn một cái: “Ai nói ta nhìn mặt mà bắt hình dong? Có phải hắn ta mời chàng uống rượu, hay là hối lộ chàng không?”
Trần Kính Tông: “Hóa ra nàng đã ghi sổ, nếu ngày đó ta nghe bọn họ đi uống rượu hoa, nàng sẽ làm gì?”
Hoa Dương cười nói: “Vậy ta sẽ quất chàng mấy roi, đúng lúc hôm nay Phụ hoàng vừa ban cho ta một cây roi đánh vương.”
Bây giờ Trần Kính Tông mới biết được việc này, hắn kêu Triều Vân lấy roi ra tới.
Đó là vật ban thưởng của Công chúa, lời nói của Phò mã không có tác dụng, Triều Vân nhìn về phía chủ tử xin chỉ thị.
Hoa Dương gật đầu.
Lúc này Triều vân mới đi lấy roi đánh vương tới.
Trần Kính Tông thấy cây roi này dài bảy thước, lại rất tinh xảo, lập tức có ý định muốn thử, thưởng thức đầu rồng được điêu khắc trên roi, hắn hỏi Hoa Dương: “Đúng là roi tốt, có biết dùng không?”
Hoa Dương: “Cái này không phải rất đơn giản sao?”
Những binh khí khác cần phải luyện tập, roi thì đơn giản chỉ cần vẫy vẫy.
Trần Kính Tông kéo nàng ra khỏi chiếc xích đu, để nàng dùng roi quát vào cây.
Hoa Dương đau lòng: “Đang yên đang lành ta đánh nó làm gì.”
Những cây có thể trồng trong Tê Phương Điện đều quý báu và xinh đẹp nho nhã, phàm là đồ vật xinh đẹp Hoa Dương đều không nỡ làm hỏng.
Trần Kính Tông nhướng mày: “Vậy đánh ta?”
Hoa Dương cười, một tay nắm roi, tay kia theo roi đi vòng quanh Trần Kính Tông, giống như đang băn khoăn nên đánh vào nơi nào thì tốt.
Cuối cùng nàng cuốn nhẹ vào cổ Trần Kính Tông.
Trần Kính Tông: “Nếu nàng đánh Tương Vương như vậy, ông ta còn tưởng nàng đang chơi đa dạng với ông ta đấy.”
Hoa Dương bị lời nói của hắn làm cho ghê tởm, đi tới một góc sân, tức giận quất vào thùng nước lớn đặt ở nơi đó.
Roi da đánh trúng lu nước, nhanh chóng bị bật lại.
Trước khi roi da kịp đánh trúng vào Hoa Dương thì đã bị Trần Kính Tông kịp thời nắm lấy.
Hoa Dương ngơ ngác nhìn roi da trong tay Trần Kính Tông.
Trần Kính Tông: “Còn đơn giản sao?”
Hoa Dương mím môi.
Trần Kính Tông không tiếp tục cười nhạo nàng, đưa roi cho nàng và bắt đầu chỉ nàng cách đánh roi như thế nào.
Hoa Dương thích thú nghiên cứu mười lăm phút, sau đó cánh tay đau nhức, lòng bàn tay cũng bị những lực đạo đó làm cho đỏ lên.
Tiết học dùng roi kết thúc, hai vợ chồng vào rửa tay vào nhà chính ăn cơm.
Vào buổi tối đó, Hoa Dương tắm rửa xong đi tới thì thấy Trần Kính Tông một thân trung y đang dựa vào giường, trong tay cầm roi kia.
“Sao lại lấy ra đây?” Hoa Dương nghi ngờ hỏi, đặt ở trong phòng bình thường, lễ vật như vậy phải được coi trọng, Hoa Dương cũng không định xem nhẹ.
Trần Kính Tông nhìn nàng, lại rũ mắt, qua một lúc hắn đặt roi trở lại.
Hoa Dương cảm thấy hắn cứ kỳ quái thế nào.
Ba mươi phút sau, Trần Kính Tông siết chặt cổ tay của Hoa Dương, thì thầm vào tai nàng: “Thật ra có đôi khi, roi còn có thể dùng như dây thừng.”
Hoa Dương:……
Nàng cắn răng: “Chàng dám!”
Trần Kính Tông hôn lên khuôn mặt đỏ bừng của nàng: “Bây giờ đương nhiên không dám, khi nào nàng nguyện ý lại nói.”
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT