Chẳng biết sao khi nghe xong câu này, trái tim tôi bỗng dưng lại nhói mạnh
một cái, lồng ngực có cảm giác trống rỗng như bị thứ gì đó bén nhọn
xuyên qua, không rõ là đau đớn hay nhức nhối, chỉ cảm thấy rất buồn.Tôi biết mình và Phong là người của hai thế giới, tôi không hiểu được cuộc
sống người giàu có nhiều thứ mệt mỏi của anh ta, mà Phong cũng không thể hiểu được những suy nghĩ của người nghèo chúng tôi… Tuy nhiên, lòng tôi vẫn cố chấp nuôi dưỡng một tình cảm mơ hồ nào đó, biết trước sẽ không
có kết quả, nhưng khi chính tai nghe thấy kết cục lại chẳng nén được đau lòng.Có điều, tôi không dám để anh ta nhìn thấu được suy nghĩ trong lòng mình,
cho nên đành lén lút hít sâu vào một nơi, gượng gạo nặn ra một nụ cười:– À… thế ạ.– Dù sao thì cũng chưa cưới, tôi vẫn có cuộc sống riêng của tôi, Linh
không can thiệp được nên khi tôi chưa bảo cô đi thì cô không phải đi đâu cả.– Vâng, em biết mà. Nhưng nếu chị ấy đến thì
tránh mặt đi cũng tốt chứ. Đằng nào sau hai người cũng phải lấy nhau,
bớt cãi nhau được ít nào hay ít đấy.Anh ta không trả lời nữa, chỉ nhìn tôi thật lâu, ánh mắt chứa đựng rất
nhiều thứ mà tôi không thể nào đọc hiểu. Một lát sau, cuối cùng Phong
cũng lạnh nhạt quay đi, hỏi một câu chẳng liên quan:– Muốn ăn gì nữa không?– Không ạ. Em ăn no rồi. Anh no chưa?– Ừ.Lúc gọi phục vụ thanh toán, tôi thấy Phong lôi ra một xấp tiền để trả mà
xót hết cả ruột. Một bữa ăn tốn gần chục triệu thế này bằng cả tháng tôi đi chợ rồi, ăn đắt quá nên tôi tiếc, tâm trạng không tốt vốn không định nói chuyện, nhưng mà rồi vẫn không nhịn được, trên đường về mới bảo:– Đồ ăn ở nhà hàng đó ngon nhưng đắt quá. Sau anh có thời gian em dẫn anh đi ăn một quán này ngon lắm, rẻ nữa, ăn ngon không kém nhà hàng anh vừa dẫn em đi đâu.– Ở đâu?– Ở
tít ngoại thành kia. Họ nấu súp cua ngon cực, mà có 10 nghìn một bát
thôi. Mỗi tội nhà hàng không sang mấy, chỉ có mấy bộ bàn ghế con con,
hơi cũ nữa.Anh ta ngẫm nghĩ một lát rồi đáp:– Ở tít ngoại thành mà cô cũng biết à?– Vâng. Chị Hoa dẫn em đi đấy. Trước không có xe máy nên hai chị em em
toàn đạp xe đạp sang đó, cả đi cả về hơn 2 tiếng. Đi 20 kilomet chỉ để
ăn một bát súp cua. Người ta nói làm sao nhỉ? Ăn được bát cơm chạy ba
quãng đường à?– Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng.– À… vâng.Mấy câu tục ngữ thế này tôi nhớ kém cực, đã không biết còn múa rìu qua mắt
thợ, xấu hổ ơi là xấu hổ. Mà ông Phong thấy tôi ngượng còn không chịu
thôi, vẫn nói móc tôi:– Để hôm nào rỗi thử đi ăn xem súp cua ngon thế nào mà cô chạy tận ba quãng đường.– Ba quãng đồng ạ.– Ừ, ba quãng đường.– Quãng đồng ạ. Em nhớ rồi. Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng.Phong hơi buồn cười, khóe miệng khẽ cong lên, ý cười lan từ đầu mày đến khóe mắt, trông đẹp trai và dễ chịu vô cùng.Tôi chưa bao giờ thấy Phong thực sự cười tươi, nhưng giây phút ấy, trông
thấy nửa khuôn mặt nghiêng nghiêng thoải mái của anh ta, tự nhiên những
nặng nề trong lòng tôi ban nãy phút chốc cũng dịu xuống, tâm trạng cũng
trở nên thổn thức khó tả.Thế nhưng tôi lại không dám nhìn lâu, sợ mình càng nhìn sẽ càng sa chân vào tình cảm không có kết quả với người đàn ông ấy, cho nên chỉ dám liếc
mấy giây rồi vội vàng quay đi. May sao Phong không hề phát hiện ra điều
gì cả, anh ta chỉ với tay vặn to Radio trên xe, lúc này trên đó đang
phát bài nhạc The Night của Avicii. Tôi thích nên cứ lẩm nhẩm hát theo
rồi ngủ quên lúc nào không biết.Mãi đến khi cảm nhận thấy xe đang xuống dốc, tôi mới giật mình mở mắt dậy.
Lúc này tiếng Radio đã được vặn nhỏ, bên ngoài là hầm gửi xe khu VIP của chung cư, nhìn đồng hồ đã gần 10 rưỡi đêm rồi.Cả một ngày dài mệt mỏi, tôi chỉ muốn đi tắm rồi ngủ một giấc, nhưng về
thấy nhà cửa bừa bộn nữa nên lại xắn tay áo xông vào dọn dẹp luôn. Phong thì cứ loay hoay ở cửa làm gì đó, lát sau đi vào mới bảo tôi:– Mật khẩu nhà là 448899.– À…. dạ. Anh đổi rồi à?– Ừ. Tôi không thích người khác đụng vào đồ đạc của tôi, thế nên nếu có ai đến thì đừng mời người ta vào, nhớ chưa?Tính Phong trước giờ luôn thế, không muốn ai đụng vào đồ đạc của mình, kể cả vợ chưa cưới cũng không ngoại lệ. Nhưng tôi thì sao nhỉ? Sao anh ta lại đồng ý cho tôi treo Dreamcatcher lên đầu giường? Sao lại cho tôi được
vào phòng dọn dẹp? Chẳng lẽ anh ta không đề phòng tôi nữa à?Cứ nghĩ đến việc thái độ của Phong đối với tôi đã khác trước, lòng tôi lại lén lút vui mừng, giống như cả lớp được cô giáo phát quà, còn mình thì
lại được cô bí mật cho thêm một cái kẹo vậy.Nhưng mà tôi không dám tỏ ra là mình vui vẻ, chỉ nghiêm túc bảo:– Vâng, em biết rồi ạ.Sau hôm đó, có lẽ vì Phong đổi mật khẩu vào nhà nên tôi không gặp Linh nữa, với cả tôi cũng sợ phiền phức nên hôm nào về nhà cũng đi bằng cổng phụ, may sao tận hơn nửa tháng sau cũng không hề đụng mặt cô ta.Chị Hoa bảo tôi chắc từ sau lần đó Phong có nói gì đấy nên cô ta sợ rồi,
không dám đến phá phách nữa, nhưng tôi nghĩ với tính khí của Linh thì cô ta chẳng dễ dàng buông tha thế đâu, mà đúng thật, vài hôm sau đi học về thì bỗng nhiên có một người đàn ông chờ tôi sẵn ở cổng trường, vừa thấy tôi đã chạy lại hỏi:– Cháu là Giang đúng không?– Vâng, chú là ai thế ạ?– Tôi là tài xế của cô Linh. Cô ấy đang chờ cháu ở ngoài kia, cháu ra gặp cô ấy tý nhé?Tôi biết Linh, nhưng tự dưng người lạ tìm đến thế này vẫn phải đề phòng nên tôi hỏi:– Linh nào hả chú?– Cháu cứ ra gặp là biết. Chỉ đứng ở ngoài thôi, không phải lên xe đâu mà sợ.Nói xong, ông ta chỉ vào một chiếc xe sang trọng đang đỗ cách đó không xa,
tôi để ý thấy logo của xe này là ngôi sao 3 cánh. Nhà giàu đi xe xịn
thế, chắc chắn là vợ chưa cưới của Phong rồi.Tôi biết, cô ta đã đến tận đây thì chắc chắn là có chuyện, tôi mà không gặp kiểu gì Linh cũng không tha cho tôi, thế là dù không muốn nhưng tôi vẫn phải thấp tha thấp thỏm đi lại.– Chị tìm em à?Linh nghiêng đầu nhìn tôi từ đầu đến chân một lượt, ánh mắt dừng lại ở cái
xe đạp cũ ơi là cũ mà tôi đang dắt, cuối cùng vẫn bĩu môi một cái:– Nghèo mà học trường xịn thế?– À… vâng. Sao thế hả chị?– Hôm trước tao cho mày số điện thoại, sao không thấy mày báo tin tức gì?– À, vì dạo này em ít gặp anh Phong lắm, cũng không có tin gì nên không báo chị ạ.– Ông ấy đổi mật khẩu nhà rồi à?– Vâng.Tôi sợ cô ta hỏi mật khẩu thì không biết phải trả lời thế nào, may sao Linh không hỏi mà chỉ bảo:– Từ hôm tao đến tới giờ ông ấy có nói gì không? Mà mày có kể xấu về tao không đấy?– Không ạ, hôm ấy em chỉ có nói bạn đến tìm anh Phong thôi, em không kể gì cả.– Thật không?– Thật ạ.Đuôi mắt cô ta kẻ sắc lẹm, khi nhìn người khác luôn chòng chọc, khiến tôi có cảm giác nổi da gà. Linh vẫn nửa tin nửa ngờ tôi nên bảo:– Mày cứ liệu đấy, tao mà biết mày nói gì với ông Phong thì đừng trách tao.– Vâng.– Điện thoại mày đâu.– Đây ạ.– Add Zalo tao vào. Có việc gì thì tao còn hỏi, cho mày số điện thoại thì mày mất tăm mất tích, làm tao phải mất công đến tận đây.– À… vâng.Tôi không thể từ chối được nên đành add Zalo cô ta, kết bạn xong xuôi, Linh còn nói:– Tao sắp đi nước ngoài mấy tháng, có tin tức gì thì cứ báo qua zalo này. Hiểu không?– Vâng.– Mày ngoan thì tao sẽ cho nhiều tiền, mà láo nháo thì tao cho mày không
đi học nổi ở đất Hà Nội này luôn đấy. Đừng tưởng tao nói được mà không
làm được, nhớ chưa?– Vâng, em biết rồi ạ.– Cầm lấy tiền này. Hết tao lại cho thêm.Tất nhiên là tôi không cầm, Linh thì rút ra một tập tiền xong, đưa cho tôi
mãi mà tôi không nhận, cô ta mới bực tức ném thẳng xấp tiền đó vào giỏ
xe tôi:– Cầm lấy. Chừng này tiền có khi đủ cho mấy đứa nghèo rớt chúng mày ăn nửa năm ấy chứ. Nghèo còn sĩ.Nói xong, cô ta kéo kính xe lên rồi đi luôn, tôi nhặt tiền mang trả lại
nhưng xe Linh đi nhanh quá, tôi lại phóng bằng xe đạp điện nữa, đuổi qua hai cái ngã tư là đã không thấy bóng dáng đâu nữa rồi.Nhìn cả xấp tiền toàn 500 nghìn trong tay, lòng tôi bỗng chốc nặng nề vô
vàn. Trước giờ dù nghèo nhưng tôi chưa bao giờ ăn không của ai cái gì,
đằng này đây đều là những đồng tiền vợ chưa cưới của Phong dùng để mua
tin tức từ tôi. Mà tôi thì lại không thể thông báo cho cô ta cái gì
được, vì tôi chính là người được Phong bỏ tiền ra mua về mà.Dù tôi thực sự không ngủ với anh ta, nhưng tôi vẫn ở bên Phong hàng ngày,
tôi không hoàn toàn trong sạch, tôi vẫn âm thầm tơ tưởng đến chồng tương lai của Linh, có phải không?Tâm trạng rối bời, chẳng tìm được cách nào giải tỏa cả nên hôm ấy tôi không vội về nhà nấu cơm như mọi lần, đành quay xe đến chỗ quán Cafe của chị
Hoa ngồi uống nước.Bà ấy đang tất ta tất tưởi cầm quyển Menu ra, thấy tôi thì trợn mắt:– Ơ, không phải đi học à mà đến đây?– Em đến xin chị cốc cafe.– Tiên sư, nhớ chị mày hả?– Vâng, nhớ chị. Chị có bận lắm không? Ra đây ngồi tâm sự với em lúc đi.– Ờ, may thế chưa có khách.Chị Hoa nói đến đây thì kéo ghế ngồi xuống, bảo tôi:– Sao? Có chuyện gì? Kể cho tao nghe.Tôi mặt mày méo xẹo chìa ra một xấp tiền dày, sau đó mới kể lại chuyện vừa
rồi cho bà Hoa nghe. Chị ấy nghe xong thì sờ sờ cằm nghĩ ngợi rất lâu,
mãi sau mới đáp:– Tao nghĩ mày cứ để đó, đợi khi nào nó về nước thì trả lại cho nó. Con
ranh đấy chắc là không can dự được nổi vào đời ông Phong nên mới bám lấy mày thế ấy mà. Chứ bình thường nếu nó quản được chồng chưa cưới, tội
quái gì nó phải nhờ người khác theo dõi chồng mình như thế.– Vâng, em cũng nghĩ thế. Kiểu ông Phong cũng khó tính lắm chị ạ, không
thích ai can dự vào cuộc sống riêng tư của mình ấy. Em đến nhà ông ấy ở
4, 5 tháng rồi mà cũng có dám tự tiện vào phòng ngủ của ông ấy để dọn
đâu, khi nào ông ấy ở nhà em mới dám vào.– Ừ, bây
giờ chưa cưới, mà ông ấy cũng không yêu thì ông ấy không cho con Linh
kia động vào chứ sao. Chắc sau cái vụ đến nhà kiểu gì cũng cãi nhau ầm
ỏm, nên nó mới không dám đến nhà nữa mà phải đến tận trường tìm mày.– Vâng.– Thôi, tạm thời nó sắp đi nước ngoài mấy tháng rồi, mong là mày được yên ổn thêm mấy tháng. Chứ giờ tao thấy mày đứng giữa ông Phong với nó cũng khó đấy.Tôi đang định nói nữa, nhưng đúng lúc này điện thoại đổ chuông. Con bé Thu
gọi điện lên lại bảo xin tiền mua quần áo gì gì đấy, dạo này nó xin
nhiều, tôi muốn nhắc nhưng sợ em tự ái nên chỉ bóng gió bảo nó tiết kiệm thôi, không đến khi tôi hết tiền thì không có gì mà mua thuốc cho bố.Con bé Thu nghe xong chỉ ậm ậm ừ ừ rồi cúp máy. Bà Hoa ngồi bên cạnh nghe loáng thoáng tôi nói chuyện mới cau mày bảo:– Sao mà dạo này mấy đứa em mày xin lắm thế. Mày ở trên này có tiền đâu mà xin lắm.– Em không biết nữa, cũng nhắc rồi nhưng bọn nó bảo giờ lớn, nhiều khoản phải chi tiêu. Nói thế thì chả lẽ mình không gửi về.– Mẹ, chị ở trên này thì khổ nhục bỏ mẹ ra để kiếm tiền, mấy đứa ở nhà
thì cứ thế là tiêu. Mày cẩn thận không đến lúc lại như thằng em của tao
đấy, có tiền là chơi bời phá phách.– Vâng, em biết rồi. Chắc mấy hôm nữa em cũng phải xin anh Phong nghỉ hai ngày để về
quê xem tình hình thế nào. Cứ thế này thì không ổn.– Ừ, đúng rồi đấy.– À… chị ơi, nãy đến đây em mua cái này cho chị này.– Gì thế?Tôi lôi túi bóng phía sau lưng ra, đưa cho chị Hoa một bộ váy. Từ hồi không làm ở phố Hoàng Thành nữa, chúng tôi chẳng bao giờ mặc váy cả, tôi thì
đi học rồi chỉ quanh quẩn về nhà nên không cần ăn mặc đẹp làm gì, nhưng
chị Hoa cũng chỉ có vài năm thanh xuân nữa thôi, tôi muốn chị ấy thỉnh
thoảng cũng nên làm đẹp để kiếm được ai thì kiếm, dù sao cũng phải lấy
chồng mà.Chị Hoa thấy tôi mua váy thì giãy nảy:– Mày làm gì có tiền mà mua với sắm, tao không mặc đâu, không cần phải mua.– Thôi em mua rồi thì chị mặc đi. Đẹp gái còn kiếm ông chồng nữa chứ. Em thấy ông chủ quán cafe nãy giờ cứ nhìn chị mãi kìa.– Xùy, cái ông vừa gầy vừa hom hem ấy ai mà em thích. Nhìn thì nhìn, tao
cho nhìn thoải mái, nhưng mà thử dê tao mà xem, tao chả cắt cả cụm đi ấy chứ.Tôi phì cười:– Đúng là bà già đanh đá.Sau hôm ấy, thỉnh thoảng Linh có nhắn tin Zalo cho tôi để hỏi thăm tình
hình của Phong, nhưng tôi vẫn ậm ừ bảo không có gì bất thường cả, cô ta
theo thói quen lại đe dọa mấy câu rồi cũng thôi.Thời gian tiếp theo, tôi bắt đầu thi hết học kỳ 2 của lớp 11, bận rộn bù đầu bù óc từ sáng đến tối, may mà lúc này Phong bảo tạm thời chưa có công
trình mới nên cũng không giao việc lọc số liệu cho tôi nữa, tôi có nhiều thời gian rảnh để ôn tập nên kết quả thi đứng đầu cả lớp. Mấy con bé
nhà giàu học cùng thấy thế lại được dịp chọc ngoáy tôi.Tôi vẫn như cũ, không chấp nhặt gì cả mà chỉ nhịn đi cho xong, nhưng sau đó có kỳ họp phụ huynh, bọn nó biết tôi nghèo nên bảo:– Này bà chị, bố mẹ bà ở trên Hà Giang đã bán lúa chưa?Tôi không trả lời, một đứa khác lại nói:– Bảo bố mẹ bà cưỡi bò xuống trường họp phụ huynh đi chứ. Mấy hôm nữa đến kỳ họp phụ huynh rồi, bố mẹ bà không đi họp là không được đâu. Chắc
cưỡi bò từ Hà Giang xuống cũng phải mất cả tuần đấy, sắp xếp bảo bố mẹ
xuống sớm đi không khéo lại không kịp.– Việc họp
phụ huynh thế nào là việc của chị, các em đừng lôi gia đình người ta ra
móc mỉa. Gia đình em giàu thì cũng là chuyện của gia đình em, gia đình
chị nghèo cũng không ảnh hưởng gì đến các em, lôi người lớn vào để thỏa
mãn cái tính xấu của mình không hay đâu.– Ơ cái bà này, bà bảo tính ai xấu đấy.– Tính ai xấu em tự biết.– Tôi cho bà một vả đấy.Con bé kia hùng hùng hổ hổ định đánh tôi thật, nhưng vừa vung tay lên thì
đã bị tôi tóm lấy. Tiểu thư người thành phố mà, sao khỏe bằng dân nhà
quê chuyên lao động chân tay như tôi được, tôi mới túm có một cái thôi
mà nó la oai oái:– Bỏ ra, cái con mụ đ.iê.n này, có bỏ ra không? Bỏ bàn tay bẩn thỉu của bà ra khỏi người tôi, bỏ ra…– Đừng có động tý là đánh người khác. Em còn ít tuổi chị không chấp,
nhưng không chấp không có nghĩa là ngồi im để em đánh, hiểu không?– Bà có gan thì bà đánh lại tôi xem nào? Đánh thử xem.Mấy con bé học cùng cũng nhảy vào lôi kéo tôi, đứa này túm tóc, đứa kia
xông đến định xé áo, lúc ấy tôi đ.iê.n quá, với cả tự nhiên chẳng biết
sao lại nghĩ đến lời xúi dại của Phong, anh ta nói “trông tôi khỏe hơn
mấy con bé thành phố này nên nếu bị bắt nạt thì cứ đánh lại. Anh ta bảo
kê”. Thế nên cuối cùng hôm đó tôi quyết tâm không nhịn nữa, bọn kia bắt
nạt tôi bao nhiêu, tôi cũng đánh trả bấy nhiêu, kết quả là giáo viên
trường bắt được, yêu cầu mời phụ huynh lên làm việc.Tôi nói bố mẹ tôi ở xa nên không thể xuống được, mà bà giáo viên chủ nhiệm
có lẽ bị mấy đứa kia gây áp lực quá nên cứ buộc tôi phải gọi phụ huynh
đến, nếu không sẽ đình chỉ việc học của tôi vì tội gây rối trật tự
trường lớp.Tôi không biết phải làm sao nên xác định chắc là mình sẽ nghỉ học luôn rồi, hôm ấy thất tha thất thểu về nhà, mặt mày bị mấy đứa kia cào cấu nên
xước xát hết, nhưng tôi chẳng quan tâm, chỉ thấy buồn thôi. Buồn vì đã
cố gắng bao nhiêu để được đi học cho bằng người ta rồi, thế mà cuối cùng cũng không thể trụ được ở ngôi trường ấy, vẫn bị mấy con bé ngang ngược kia bắt nạt nên mới thảm đến vậy.Tôi chán nản chẳng muốn làm việc gì nữa, chỉ muốn đi lang thang đâu đó cho
thoải mái, nhưng buổi tối còn phải nấu cơm cho Phong nên tôi vẫn về nhà, vừa nấu vừa cầu trời khấn phật cho anh ta đêm nay không về. Thế mà đang lẩm nhẩm khấn thì lại nghe thấy tiếng người nói:– Cô đọc kinh à?Tôi giật bắn mình, vội vàng quay lại thấy Phong đứng ở sau lưng từ bao giờ. Lúc ấy đúng kiểu đang làm việc xấu bị phát hiện, tôi vội vội vàng vàng
chối bay chối biến:– Ơ… không ạ. Em đang hát.– Mặt bị sao thế kia?Tất nhiên, tôi không dám kể ra những việc xấu mình đã làm nên nói dối:– Em bị ngã. Anh về lâu chưa?Phong không vội trả lời mà chỉ nhìn nhìn tôi, vết cào bằng móng tay như này
chắc anh ta cũng biết, nhưng cũng lười vạch trần mà chỉ bảo:– Về được một lúc rồi. Chắc tại cô đang tập trung đọc kinh quá nên không nghe thấy thôi.– À… vâng. Anh tắm đi rồi ăn cơm, em nấu sắp xong rồi đây.Hôm ấy, trong bữa cơm Phong hỏi tôi thi cử thế nào, tôi nói kết quả cũng
tạm thôi, không trượt là may rồi. Anh ta nghe xong thì hờ hững ừ một
tiếng, xong lại hỏi còn gì nữa không, lúc ấy tôi chưa đủ can đảm để nói
thật nên vẫn bảo chẳng còn gì nữa cả.Một đứa con gái đã 25 tuổi mà vẫn học lớp 11, lại còn đánh nhau với những
con bé ít tuổi hơn rồi bị mời cả phụ huynh, cũng chẳng vẻ vang gì mà nói ra cho Phong biết, đúng không?Thế là tôi quyết định im lặng đến cùng, mặc kệ cho mọi chuyện muốn đến đâu
thì đến. Ngày hôm sau họp phụ huynh chỉ có một mình tôi tới, mấy đứa kia thì bố mẹ toàn người giàu, lại bênh con nên vừa thấy mặt tôi đã chỉ tay chửi:– Từ bao giờ trường này cho những đứa du côn mất dạy vào học thế này. Một năm tôi đóng cả đống học phí để con tôi bị đánh như này đây hả? Cái con bé khố rách áo ôm này sao lọt được vào đây? Các người trả lời cho tôi
xem.Mặt mày mấy cô giáo trong trường xanh rợt:– Bọn trẻ đánh nhau là điều không ai mong muốn cả, với cả lúc phát hiện
sự việc, trường cũng đã lập biên bản với các cháu rồi. Bên nào cũng nhận mình đúng chị ạ, chị cứ bình tĩnh, em nghĩ đằng nào sự việc cũng xảy ra rồi, hai bên cứ nói chuyện với nhau xem có thỏa thuận được không. Đằng
nào mấy đứa cũng vẫn còn ít tuổi, bồng bột mà chị.– Ít tuổi, con tôi thì ít tuổi chứ con bé kia ít tuổi cái gì, 25 tuổi mà
mới đi học lớp 11 cũng đủ hiểu trình độ ra sao rồi đấy. Mà nghe nói nó
là dân tộc ở Hà Giang xuống đây phải không?– Giang đi học muộn chị ạ, em ấy người Hà Giang.– Đấy, thế nên tôi bảo rồi, mấy cái đứa thế này chả tốt lành gì đâu, du
côn du đồ cả thôi. Trường thì trường tuyển, học phí thì cao, hàng năm
bọn tôi đóng góp bao nhiêu tiền cho cái trường này chỉ để con tôi được
học trong môi trường tử tế, có bạn bè tương xứng. Thế mà bây giờ chị
nhìn xem? Vì một con ất ơ nào đấy mà con tôi ra thế này đây này, từ nhỏ
đến lớn tôi còn không dám đánh nó lấy một cái, thế mà con bé kia dám tát sưng cả mặt con tôi. Rồi nó sợ, ảnh hưởng đến tâm lý nó thì các người
có chịu được không?– Vâng, chị thông cảm, trường sẽ có biện pháp giải quyết thỏa đáng ạ.– Giải quyết thỏa đáng là thỏa đáng thế nào, tôi không thể chấp nhận cho
con tôi học chung với một đứa du côn thế này được. Tôi nói cho các người biết, nếu hôm nay nhà trường các người mà không đuổi học con bé kia thì tôi sẽ làm đơn kiện, tôi sẽ thuê nhà báo đến viết bài cho cái trường
này đóng cửa luôn, khỏi dạy dỗ ai nữa.– Ấy, chị cứ bình tĩnh, chuyện đâu còn có đó mà. Chị đừng nóng ạ. Để em bảo em Giang xin lỗi chị và các bạn.– Xin lỗi? Xin lỗi là xong à? Quỳ xuống xin đây còn chưa chắc đã tha ấy chứ?Bà ta nói xong thì giơ bàn tay đeo đầy kim cương lóng lánh chỉ vào mặt tôi, trợn mắt quát:– Con kia, mày đánh con tao phải không? Lại đây tao vả cho mày mấy phát, để xem mày bị đánh có đau không mà dám đánh con tao.Cuộc đời tôi chịu hèn chịu nhục cũng nhiều, bị đánh cũng nhiều, nhưng trong
chuyện này tôi không sai gì cả, con của các ông bà ấy đánh tôi, tôi chỉ
phản kháng lại thì lỗi do tôi à? Vì tôi nghèo nên lúc nào cũng là người
sai, lúc nào cũng phải chịu thiệt, đúng không?Tôi nghiến răng, cố đè nén cảm giác uất ức đang xông lên cổ họng, dõng dạc nói:– Con cô định đánh cháu trước, con cô cùng với mấy người nữa hùa nhau bắt nạt cháu, thế thì sao không cho cháu phản kháng ạ? Cháu không đánh lại
chẳng nhẽ cứ để con cô đánh hay sao ạ? Cô nhìn mặt cháu đi, con cô cũng
cào rách mặt cháu đây, con cô là vàng là bạc nên con cô bị đánh thì cô
xót, còn cháu không phải là người hay sao ạ?– Á à, mày còn cãi à? Con ranh con dân tộc, mày có thích cãi không? Cái loại
dân tộc chúng mày được xuống phố học đã phúc tổ 7 đời, mày còn dám trả
treo với tao phải không? Bố mẹ mày không dạy được mày thì tao dạy.Bà ta nói xong thì hùng hùng hổ hổ xông lại định đánh tôi, với người lớn,
tất nhiên là tôi sẽ không đánh lại. Tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý để ăn đòn rồi, thế nhưng cùng lúc này bỗng dưng lại nghe tiếng người nói:– Đủ rồi đấy.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT