Chương 33:

Mọi người trông mòn con mắt, cuối cùng cũng trông được thánh chỉ.

Đạo thánh chỉ này giống như thượng phương bảo kiếm*, cho Triệu Phó Nghĩa can đảm để phạm thượng. Hắn không chậm ngày nào, đích thân mang binh đánh phủ Tổng đốc, cả đám người trong phủ chưa hiểu chuyện gì xảy ra đã bị vây hết lại.

*Thượng phương bảo kiếm: thanh kiếm báu của nhà vua

Ngày đó Yến Tư Không không ở đấy, nhưng nghe Phong Dã bảo, bọn họ đứng sóng đôi với thị vệ phủ Tổng đốc, Cát Chung thì lớn tiếng kêu oan ở trước phủ, nói rằng không có thánh chỉ không ai được xúc phạm lão, may mà bọn họ đã chuẩn bị từ sớm, Triệu Phó Nghĩa lấy thánh chỉ ra, Thánh thượng miệng vàng lời ngọc đã tuyên, người có liên quan tới án mưu phản Lương vương, chỉ cần có bằng chứng xác thực, không kể phẩm cấp, tôn ti, thân sơ, đều truy bắt thẩm vấn như nhau.

Triệu Phó Nghĩa phái binh lục soát toàn bộ phủ Tổng đốc một lượt, tìm được vài mật thư của lão và Lương vương, thậm chí còn có cả kỳ trân dị bảo Lương vương tặng nhi tử lão.

Triệu Phó Nghĩa niêm phong hoàn toàn phủ Tổng đốc, bất kỳ ai cũng không được ra vào, không thể tự tiện động vào ngọn cây cọng cỏ nào trong phủ, đồng thời giải Cát Chung về Án Sát Sử ti.

Triệu Phó Nghĩa và Lương Quảng bận rộn xử án, Yến Tư Không và Từ Khải thì bận rộn tìm kiếm bằng chứng. Triệu Phó Nghĩa không nghiêng về đảng phái nào, Lương Quảng xuất thân là Hàn Lâm, có quan hệ tốt với giới trí thức, hai người đúng là có chỗ cố kỵ bởi vì Tạ Trung Nhân nhưng sẽ không khoan nhượng, huống chi nếu điều tra được Cát Chung cũng chính là công càng thêm công. Đây là trân tu* đã dâng đến miệng, há có thể bỏ lỡ.

*Trân tu: món ăn quý và lạ.

May mà Tạ Trung Nhân ở kinh thành xa xôi, không thể với tới bọn họ, chỗ cố kỵ kia cũng đỡ đi được vài phần.

Nghe nói Cát Chung đọc mấy mật thư ở trong ngục mà tức đến hộc máu, thề thốt bác bỏ, nói rằng có người giả nét chữ lão, mưu hại lão.

Bọn họ so sánh mấy mật thư đó với chữ Cát Chung một ngày một đêm nhưng vẫn không nhìn ra được điểm khác rõ ràng nào, huống chi Lương vương chỉ không giết, không giam một mình lão đã cực kỳ khả nghi. Mặc dù Cát Chung có giải thích hai người từng là bạn tốt, Lương vương niệm tình xưa, nhưng bây giờ đã không thể thuyết phục được ai.

Yến Tư Không và Từ Khải không ngừng phân loại các tội trạng của Cát Chung, bao gồm cả việc lão báo láo quân lương cũng bị cho là bằng chứng lão tư thông với Lương vương, Án Sát Sử ti còn liên tục nhận được nhiều thư nặc danh chỉ trích Cát Chung tham ô, độc chức. Án này đã như tuyết lở, không thể cứu vãn được nữa rồi.

Tin Cát Chung truyền về kinh thành liền dẫn tới một trận sóng to gió lớn. Triều đình đã bị chuyện cứu trợ thiên tai, khởi nghĩa, mưu phản làm cho mệt mỏi không chịu nổi, giờ lại thêm chuyện này tuyết thượng gia sương*, ngay tức khắc cả triều đình chấn động.

*Tuyết thượng gia sương: Họa vô đơn chí, đã rét vì tuyết lại giá vì sương.

Phái Nhan Tử Liêm nhân cơ hội lật lại nợ cũ, để Ngôn quan Thượng thư của lão đại diện, lên án mạnh mẽ Vương Sinh Thanh và Mai Giác, nói rằng năm đó Vương Sinh Than hãm hại Lại bộ Thị lang Thái Trung Phồn, Thái Trung Phồn bị cách chức, Vương Sinh Thanh liền nâng đỡ môn sinh của mình là Mai Giác vào Công Khảo ti, vì vậy Cát Chung mới được thăng chức, ngồi lên vị trí Tổng đốc, loạn Lương vương vốn nằm ở đây. Mặc dù trong lời nói không nhắc tới Tạ Trung Nhân, nhưng tất cả mũi nhọn đều nhắm thẳng vào lão.

Tạ Trung Nhân đương nhiên sẽ không ngồi chờ chết, cũng cho Ngôn quan phái mình vén tay áo ra trận.

Bấy giờ chúng Ngôn quan bắt đầu xung phong chiến mắng, xông trận rồi thăng thành vạch tội lẫn nhau, triều đình tối tăm rối loạn, vô cùng náo nhiệt.

Yến Tư Không đã sớm đoán được sẽ như vậy, phái Nhan Tử Liêm và phái Tạ Trung Nhân hễ chờ được cơ hội là phải nghĩ mọi cách để loại trừ vây cánh của đối phương, mở rộng vết thương của đối phương, nắm đến cùng. Có như vậy, Tạ Trung Nhân sẽ không để ý tới Cát Chung, chỉ có thể bỏ xe bảo vệ tướng.

Yến Tư Không rất muốn đích thân đi tra hỏi Cát Chung, đáng tiếc lại không tới phiên y, chỉ có thể nói xa nói gần ở chỗ Lương Quảng. Hiện tại Cát Chung không lấy ra được bằng chứng biện bạch cho mình, dữ nhiều lành ít.

Mặc dù Phong Dã phụng mệnh giám thị, canh giữ phủ Tổng đốc nhưng không hứng thú gì nhiều với án của Cát Chung, bởi vì gần đây hắn mới nhận được tin của Phong Kiếm Bình, nói rằng Ngõa Lạt đã xuất chinh, hắn đương nhiên lo lắng cho an nguy và thắng bại của Phong Kiếm Bình.

Khi hai người cùng dùng cơm, Yến Tư Không hỏi tình hình quân Phong gia.

Phong Dã thở dài nói: "Núi cao nước xa, ta không thể an tiền mã hậu giúp phụ thân*, cũng không thể nhận được tin chiến sự ngay lập tức, đúng là đau khổ."

*An tiền mã hậu: đi theo trợ giúp.

Yến Tư Không an ủi: "Tĩnh Viễn vương giao chiến nhiều năm với Ngõa Lạt, chưa từng thua trận, hãy tin tưởng ông ấy."

"...Thân thể phụ thân không còn khỏe như xưa." Phong Dã bùi ngùi, giọng rất chua xót.

"May mà ông ấy có người nối nghiệp." Yến Tư Không dừng một lát, rồi lại nói: "Thật ra thì, ta luôn muốn biết..."

Phong Dã hỏi: "Muốn biết cái gì?"

"Hôm đó ngươi ta ước định, không giấu giếm lẫn nhau."

Phong Dã hiểu ra: "Ngươi muốn hỏi chuyện huynh trưởng ta, phải không?"

Yến Tư Không gật đầu.

Ánh mắt Phong Dã tối sầm lại: "Chờ khi chúng ta không còn chuyện vặt quấy nhiễu nữa, đối tửu sướиɠ ngôn, ta sẽ nói kỹ chuyện năm đó với ngươi."

Yến Tư Không cười, nâng bát canh cải trứng: "Vậy ta uống một bát kính trước vậy."

Phong Dã cũng bật cười.

"Đúng rồi, vụ Cát Chung có tiến triển gì không?" Phong Dã hỏi.

Yến Tư Không hơi nheo mắt: "Bằng chứng như núi, ta thấy lão khó thoát khỏi cái chết."

"Bên phía triều đình có chiều hướng gì?"

Yến Tư Không kể chuyện mình mới biết cho Phong Dã: "Cát Chung do Tạ Trung Nhân đề bạt, lão tất nhiên bị kéo vào chuyện này, lão sư sẽ không bỏ qua cơ hội này đâu."

"Nếu kéo được đám hoạn tặc đó xuống nước thật thì cái mạng già của Cát Chung cũng đáng lắm."

Yến Tư Không lắc đầu: "Tạ Trung Nhân được hoàng sủng quá nhiều, sẽ không dễ như vậy."

Phong Dã hừ lạnh: "Giết được Cát Chung trái ra cũng hả hê lòng người, riêng việc lão báo láo quân lương đã đủ để lão chết ba lần rồi."

Yến Tư Không nhỏ giọng nói: "Chết trăm lần cũng không đáng tiếc."

------------------------------------------------

Dưới sự trợ giúp của Yến Tư Không và Từ Khải, tội Cát Chung xếp ngày càng cao, đã thành tội lỗi chồng chất. Bản thân làm quan Tổng đốc vốn đã không trong sạch nổi, bây giờ chỉ là tường ngã thì người đẩy thôi.

Như suy đoán của Yến Tư Không, vụ này thẩm tra cả tháng, triều đình cũng náo loạn cả tháng. Hoàng thượng rất bất mãn, Tạ Trung Nhân vì dẹp oán dân, vì ngừng thánh giận, nào còn nhớ tới Cát Chung, chỉ có thể ra vẻ chính trực liêm minh, muốn thẩm tra xử lý công bằng bọn họ, vì vậy Triệu Phó Nghĩa lại bắt được cả nhi tử và chất tử* của Cát Chung.

*Chất tử: Cháu

Đến đây, Cát Chung gần như đã không còn chỗ trống để xoay mình.

Yến Tư Không cảm niệm Nguyên Mão chắc hẳn trêи trời có linh nên mới phù hộ y nghiêm trị cẩu tặc Cát Chung, nếu Lương vương không niệm tình xưa với Cát Chung, hoặc hắn không tự vẫn, chuyện này sẽ không thuận lợi như vậy. Triệu Phó

Nghĩa và Lương Quảng còn tiếc Lương vương đã chết, chết không còn khả năng thẩm tra, mà cái y muốn chính là chết không thể thẩm tra này, để Cát Chung xuống lòng đất "đối chứng" với người bạn cũ của lão đi.

Chỉ là, dù sao Cát Chung cũng là đại quan nhất phẩm, không thể kết án và trừng phạt qua loa ngay ở Kinh Châu, Hoàng thượng liền hạ chỉ thu lại nhà Cát Chung, lệnh Triệu Phó Nghĩa áp giải Cát Chung, nhi tử, chất tử lão, và các họ hàng, quan tướng có liên quan đến án mưu phản hồi kinh, bởi Tam Pháp ti còn thẩm tra lần nữa, một là soát xem Triệu Phó Nghĩa và Lương Quảng thẩm tra có sai sót gì không, hai là bàn những người này nên định tội thế này.

Lần áp giải hồi kinh đây đều là tội phạm quan trọng, Chiêu Vũ đế đã viết chiếu, nếu phạm tất xử, tòng phạm* không tra.

*Tòng phạm: bị ép phạm tội

Trước khi đại quân chuẩn bị hồi kinh, Yến Tư Không chủ động xin đi viết tội trạng Cát Chung giúp Lương Quảng, bởi vì y tự tay thu thập, gom góp nhiều bằng chứng phạm tội của Cát Chung, mặc dù không tham gia thẩm tra xử lý nhưng cũng hiểu biết rõ về vụ án. Phong tội trạng này phải được gửi đến Tam Pháp ti và ngự tiền, vốn chuyện vặt vãnh này lẽ ra phải do văn thư làm nhưng y sợ Từ Khải tranh với y.

Phong Dã thường ở bên cạnh, lại cực kỳ bén nhạy, đây là cơ hội duy nhất y có thể thầm gặp Cát Chung.

May mà Lương Quảng đồng ý y.

Yến Tư Không mang giấy mực, che đi bàn tay đang run rẩy vì kϊƈɦ động không kiềm chế nổi trong tay áo, bước chân vào phòng giam nhốt Cát Chung. 

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play