Sau khi chiếm được Đồ Bàn, bắt sống vua Chiêm Chế Lam Lũ, quân Liên Việt
nghỉ ngơi 10 ngày, chỉnh đốn binh sỹ, thu thập vật tư, quân dụng, chuẩn
bị tiến quân đánh Parang (Paranguda – Phan Rang). Nào ngờ, chỉ mới ngày
thứ 3, các tướng Chiêm đóng ở Parang cũng như các nơi khác khắp đất
Chiêm tới tấp sai sứ giả đem thư xin hàng.
Trên biển, 9 tàu chiến của nhà Minh bị chặn lại ở vùng biển Mỹ Khê, Hà
Tĩnh. Ba chiến hạm Rebecca, Trưng Vương và Đinh Tiên Hoàng chặn quân
Minh lại ở ngoài biển. Tướng nhà Minh là Mông Trạch Đao sai thuyền nhỏ
gửi thư cho tướng Việt, đại ý là khuyên bảo quân Việt nên tránh đường để quân Minh sang cứu Chiêm Thành, đồng thời cũng khuyên tướng Việt nên
rút quân về ngay, không nên ở lại đất Chiêm. Chỉ huy tàu Trưng Vương,
cũng là phó đô đốc hạm đội Biển đông Nguyễn Quý viết thư trả lời cho
quân Minh rằng nên rút về, đừng can thiệp vào việc nước Nam mà hao binh
tổn tướng. Chiêm Thành tấn công Đại Việt trước, nên Đại Việt tự vệ là
việc tất phải làm, người phương Bắc “Chớ xía mũi vào việc phương Nam”
Mông Trạch Đao nhận thư, đọc lướt qua thì tức giận, mắng lớn “Tướng Nam
thật là khinh người quá đáng, mau truyền lệnh bổn tướng quân, các thuyền chuẩn bị chiến đấu”
Có người khuyên bảo, nói rằng chiến thuyền của quân Minh chở đầy binh
sỹ, không tiện cho giao tranh, nhưng Mông Trạch Đao gạt đi, nói rằng
“Quân địch chỉ có 3 chiến hạm, nếu không dám cùng bọn chúng giao chiến,
chẳng phải là mất mặt thiên triều ru” nói rồi hạ lệnh các tàu chuẩn bị
nghênh địch
Bên trên boong chỉ huy tàu Trưng Vương, Nguyễn Quý mỉm cười, buông ống
nhòm xuống nói lẩm bẩm “Chỉ chờ có thế” rồi hạ lệnh tàu Rebecca vòng
sang bên trái, tàu Đinh Tiên Hoàng vòng sang bên phải, còn tàu Trưng
Vương thì quay ngang chuẩn bị giao chiến
Bên kia, tướng giặc nhìn thấy 3 chiến hạm không lao lên mà lại tạt sang
các hướng thì cười mà nói rằng “Quân Nam sợ hãi thiên uy, chuẩn bị bỏ
chạy rồi kìa. Nhanh lên, không thể để cho bọn chúng chạy thoát”
Chiến hạm Rebecca đã hoàn tất quay ngang, các cửa sổ chứa pháo được mở
ra, để lộ những họng pháo đen ngòm, giống như là con cọp để lộ ra răng
nanh dữ tợn của nó. Các pháo thủ bắt đầu đo đạc góc độ, nhồi thuốc súng, nạp đạn, rồi sẵn sàng chờ lệnh
ĐOÀNG!!! ĐOÀNG!!! ... Quân Minh giành trước khai hỏa. Những viên đạn
bay ra từ mũi tàu bắn về phía quân Việt, nhưng thật không may, viên đạn
xa nhất cũng còn cách tàu Trưng Vương đến cả chục mét.
“BẮN!!!” Nguyễn Quý ra lệnh. 16 khẩu pháo gầm lên, trút đạn lên đầu quân giặc. Đạn pháo bắn thủng boong thuyền, rơi xuống đầu lính bộ binh nhà
Minh, giết chết mấy chục tên.
Sau đó, tàu Trưng Vương lại xoay boong, chìa phần boong còn lại với
những khẩu pháo đã nạp sẵn đạn xích, loại đạn đặc biệt gồm 2 viên đạn
tròn được nối với nhau bằng dây xích, chuyên dùng để bắn phá cột buồm
tàu địch. 16 khẩu pháo khai hỏa, chỉ có 2 phát đạn đánh trúng mục tiêu,
nhưng sức phá hoại của nó thì rất khủng bố, 2 cây cột buồm bị đánh gẫy, 1 chiến thuyền của quân Minh đột nhiên chậm hẳn lại, bị bỏ rơi lại đằng
sau
Lúc này, 2 tàu Rebecca và Đinh Tiên Hoàng cũng đã vòng qua hai cánh của
tàu nhà Minh, 32 khẩu pháo đồng loại khai hỏa. 3 chiến hạm như gọng kìm
sắt, lợi dụng ưu thế cơ động của mình vòng quanh, chơi trò mèo vờn chuột với quân Minh.
Sau 2 giờ giao tranh, quân Minh bị đánh đắm 1 chiến hạm, hơn một ngàn
lính Minh làm mồi cho cá. 2 chiến hạm bị trọng thương, 1 tàu bị nước vào quá nửa, các thủy thủ cùng quân Minh vội vàng tát nước ra, nhưng chiến
hạm vẫn cứ chìm dần xuống biển.
Lúc này, các chiến hạm của quân Minh đều đã thả mái chèo, mấy ngàn lính
bộ binh cùng thủy quân bắt đầu chèo cật lực, cố gắng đuổi kịp chiến hạm
của Liên Việt
Nguyễn Quý khinh bỉ bĩu môi “Thời đại nào rồi còn chèo bằng mái chèo
chứ” rồi hắn quay sang lính thông tin “Ra tín hiệu cờ, các thuyền thay
đạn hạt nho”
Những thùng đạn nhỏ được đổ vào miệng pháo, 3 chiến hạm quay đầu, tăng
tốc lao về phía tàu của Đại Minh. Tiếng pháo của quân Minh nổ râm ran,
có vài thủy thủ xấu số của Liên Việt bị viên đạn đá to tổ bố thằng ăn
mày nện vào đầu, vì nước quên thân. Một vài viên đạn thì xuyên thủng
buồm của chiến hạm, nhưng với hệ thống 18 lá buồm đủ các cỡ, 3 chiếc
chiến hạm vẫn không si nhê gì, lao thẳng vào quân địch. 3 chiếc chiến
hạm lao vào khe hở giữa các tàu của quân Minh, húc gãy hết mái chèo, rồi thì tất cả các khẩu thần công đều gầm lên, khói trắng mịt mù. Những con tàu của nhà Minh bị mấy ngàn viên đạn nhỏ nhắn, chỉ có kích cỡ bằng nắm tay trẻ nhỏ, đánh thủng lỗ chỗ, quân binh chết vô số. Máu đỏ chảy ra
theo lỗ thủng, nhuộm hồng cả một vùng biển, gọi mời đến vô số cá mập.
Quân Minh trên boong tàu cũng dùng cung, nỏ bắn trả, đánh chết mấy chục
lính Liên Việt, nhưng chỉ thế mà thôi. Các chiến hạm Liên Việt vòng ra
phía sau, thay đạn, lại là một trận oanh tạc điên cuồng với chiến thuyền của Minh. Kết quả là đến lúc mặt trời lặn, quân Minh treo cờ đầu hàng,
phó soái Gia Cát Dự xin được quay thuyền về Minh. Nguyễn Quý suy nghĩ
một lúc, đồng ý để mấy chiến hạm của Minh rút về, dù sao nếu quân Minh
liều chết, thủy quân Liên Việt cũng sẽ bị thương nặng. Hơn nữa, theo hội Liên Việt 1 thời gian, Nguyễn Quý cũng hiểu được 1 chút, thời gian để
triển khai chiến tranh toàn diện với nhà Minh chưa đến, cố gắng giữ hòa
khí là tốt nhất.
Trận chiến này, quân Liên Việt chết trận 38 người, bị thương 62 người.
Quân Minh chết trận 3493 người, bị thương khoảng hơn 2000 người, hai
chiến hạm bị đánh đắm, 1 chiến hạm bị thương nặng, đô đốc Mông Trạch Đao bị đạn hạt nho bắn thành cái sàng, nhìn không ra người hay là ngợm
(chắc là ngợm).
--------
Sau chiến thắng Mỹ Khê, ngày 10-10-1402, hội Liên Việt tuyên bố “Phù
Trần Kháng Hồ” đưa quý tộc nhà Trần là Trần Quý Khoáng lên ngôi, lấy
hiệu là Trùng Quang Hoàng Đế, xưng quốc hiệu Đại Việt, niên hiệu Thừa
Thiên. Việc này làm cho khối kẻ tức ói máu ví dụ như Dương Cung, Trần
Ngỗi... Hai tên này thèm rỏ dãi đất Thuận hóa giàu có, nhiều lần sai
người đến thuyết phục hội Liên Việt, dù Mạnh không hề ưng thuận bất kỳ
điều gì, nhưng hai tên vẫn cứ cho rằng Mạnh sẽ về phe mình. Nào ngờ đùng 1 cái, hội Liên Việt đưa Trần Quý Khoáng lên làm vua, làm cho hai tên
vỡ mộng.
Sau khi đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi, hội Liên Việt cũng đẩy ra bộ luật
Trùng Quang 1402, khá đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân Liên
Việt, các luật dân sự, hình sự, luật nghĩa vụ...
Luật Trùng Quang 1402 dựa trên cơ sở bộ luật 1992, có một chút cải cách
như các đặc quyền của hoàng gia, của hội Liên Việt. Luật quy định thành
viên hội Liên Việt được miễn án tử hình, bất kỳ tội gì đều lùi một bậc.
Tội cao nhất là phản quốc, án là tử hình với người thường và chung thân
cho hoàng gia cùng hội Liên Việt. Bộ luật này được đời sau đánh giá là
“đầy đủ và hoàn thiện nhất thời phong kiến”.
Vào lúc này, ở phía Bắc, việc bình loạn của nhà Hồ cũng bắt đầu đi vào
giai đoạn cuối cùng. Tháng 11 năm 1402, Hồ Nguyên Trừng đánh bại quân
khởi nghĩa của Dương Cung ở Lạng Sơn, bắt giết được Dương Cung và Bế
Thuấn, chém đầu quân khởi nghĩa hơn 4000, còn lại bắt làm nô lệ.
Tháng 12 năm 1402, Hồ Nguyên Trừng rút binh về Thăng Long, chỉnh đốn quân sỹ, chuẩn bị tiến công Ninh Bình, tiêu diệt Trần Ngỗi.
3 tháng đã trôi qua kể từ khi quân Liên Việt tiếp quản triều đình nước
Chiêm, giai đoạn cải tạo ban đầu của hội Liên Việt có vẻ thành công tốt
đẹp. Nhiều địa chủ, quý tộc người Chăm được đưa đi học lớp Tài chính cấp tốc, được giáo dục về tài chính, lợi nhuận, tư bản, dòng tiền... do
giáo sư Lý Hạ Viên đích thân lên lớp. Sau khi kết thúc khóa học, rất
nhiều địa chủ, quý tộc dần dần chuyển biến thành giai cấp tư sản kiểu
mới, bắt đầu hưởng ứng phong trào đổi đất lấy nhà xưởng của hội Liên
Việt.
Phong trào đổi đất lấy nhà xưởng do Lý Hạ Viên khởi xướng, mục đích là
giải phóng tư liệu sản xuất, giải phóng lao động. Các địa chủ đem đất
giao cho nhà nước, sau đó nhà nước sẽ đem đất chia cho dân chúng. Còn
các địa chủ, nhà nước sẽ đem máy móc, nhà xưởng giao cho họ làm chủ, dạy họ kinh doanh, giúp đỡ về kỹ thuật cũng như công nghệ. Bởi vậy các công ty như Công ty thủy tinh Vajjai, công ty dệt liên doanh Parang, Công ty xi măng Vijaya, công ty đóng tàu Chế Tài... liên tục được khai trương.
Các tướng lĩnh thì phải đi đào tạo sâu ở học viện quân sự, những tên
trâu bò nhưng đầu óc ngu sy, chỉ có tứ chi phát triển đều được phân vào
đội kỵ binh xung kích, còn lại những người có thể đào tạo thì vừa được
học chiến thuật kiểu mới. Chương trình học chủ yếu là địa đạo chiến,
phối hợp pháo binh – Bộ binh, chiến thuật về chiến tranh giai đoạn hỏa
dược... Jame cũng bắt đầu đào tạo một thế hệ thuyền trưởng mới. Tất
nhiên, không thể thiếu được những khóa học tẩy não do Trần Ngọc Quang,
một trạch nam suốt ngày cắm đầu vào máy tính, nhưng rất yêu nước Việt và văn hóa Việt, lên lớp. Chỉ có điều, đồng chí này... nói sao nhỉ, có
chút hơi phẫn thanh, giảng giải vô cùng máu lửa về chiến tranh văn hóa,
đồng hóa... của anh bạn láng giềng phía Bắc. Đám tướng Chiêm tỏ ra rất
tự hào được trở thành 1 phần của Đại Việt, tỏ ra yêu quý văn hóa Việt,
và suýt nữa biến thành phần tử quá khích chống người Hoa... May mà Mạnh
phát hiện sớm. Điều này chứng tỏ văn hóa rất đáng sợ...
Tháng 2 năm 1403, quân Đại Ngu, sau mấy tháng nghỉ ngơi ở Thăng Long,
bắt đầu tiến đánh quân Hậu Trần ở Ninh Bình. Trần Ngỗi sợ hãi, vội gửi
thư cầu cứu Trần Quý Khoáng. Trùng Quang Đế vội vàng tổ chức cuộc họp
nội các, bàn việc có nên cứu Trần Ngỗi hay không.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT